Bạch quả.

Bạch quả.

Đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi của não bộ, khí huyết của ngũ tạng lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều có thể gây đau đầu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng không ngoài ngoại nhân (lục dâm): phong, hàn, thấp, nhiệt... và nội nhân (do thất tình) gây ra. Dân gian có nhiều bài thuốc trị bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Nhân trần 30g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.

Địa phủ tử 15g (cây rau chổi - Kochia scoparia), nghiền thành bột, thêm 1 thìa canh nước gừng uống với nước sôi để ấm.

Mạn kinh tử 6g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Lá sen 1 lá, trứng gà 2 quả, 1 lượng vừa phải đường đỏ, sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần (ăn trứng uống nước).

Hoàng kỳ 30g, thiên ma 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 2 - 3 lần.

Đại hoàng (sao đến khói vàng bốc lên) 240g, xuyên khung 120g, tế tân 75g. Nghiền chung thành bột, trộn với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh (tương đương 1g), mỗi lần 3-10g uống với nước sôi, ngày 2-3 lần.

Quả ngưu bàng 12g, thạch cao 12g, thảo quyết minh 12g. Nghiền chung thành bột, chia làm 2 lần trong ngày, uống với nước đun sôi để ấm.

Quy bản (yếm rùa) 30g, vỏ bào ngư (còn gọi là ốc cửu khổng) nung 30g, từ thạch 15g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần

Sinh địa 15g, khổ sâm15g, hoàng cầm10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần sáng tối.

Bột kiều mạch 60g, sao nóng, thêm dấm rồi sao lại, lúc còn nóng lấy vải bọc lại, đắp vào huyệt thái dương, khi nguội thì thay. Cần tránh gió.

Tân di (nụ hoa mộc lan khô) lượng vừa phải. Nghiền thành bột, hít vào khoang mũi, ngày 2-3 lần.

Gừng sống 1 củ, hùng hoàng một ít. Đem gừng thái thành miếng, lấy bột hùng hoàng rắc lên trên miếng gừng, ghép 2 miếng gừng lại với nhau, ngoài bọc giấy ướt, đặt lên trên bếp lửa cho nóng rồi dán vào huyệt thái dương.

Ma hoàng 6g, hạt dành dành 6g. Nghiền chung thành bột, lấy 1 ít cơm nguội và thuốc đắp lên huyệt thái dương.

Hạt dành dành 6g, thảo ô 6g. Nghiền thành bột, trộn với nước hành đắp lên huyệt thái dương.

Lá ngô đồng lượng vừa phải. Lấy lá sao chín đắp lên đầu.

Bạch phụ tử 3g, xuyên khung 3g, hành củ 15g. Nghiền bạch phụ tử và xuyên khung thành bột, thêm hành đã giã nát, bày ra giấy rồi dán vào huyệt thái dương khoảng 1 giờ sẽ khỏi đau.

 Lá sen cho vị thuốc chữa đau đầu.

Nếu đau nửa đầu có thể dùng một trong các bài:

Rễ câu kỷ (tức địa cốt bì) 30-50g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3lần.

Kinh giới 12g, đậu đen 12g, gừng sống 1 lát. Sắc nước uống mỗi ngày 1-2 lần.

Hạt ké đầu ngựa 10g, sắc lấy nước, uống ấm ngày 2-3 lần. Lưu ý kiêng thức ăn cay.

Quả ngưu bàng khô 36g, thạch cao sống 180g. Nghiền chung thành bột, mỗi lần uống 10-12g với nước sôi để ấm, ngày 3 lần.

Rễ ớt cay 10 cái, đường vừa đủ. Rễ ớt cay sắc lấy nước, cho thêm đường, uống mỗi ngày 1-2 lần.

Ngô thù du 10g, hoàng bá (sao nước muối) 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.

Hạ khô thảo 12g, củ gấu 10g, xuyên khung 10g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 thang.

Liên kiều 10g, sinh địa 10g, xuyên khung 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 2-3 lần.

Cóc mẳn 20g, xuyên khung 6g, thanh đại (bột chàm) 1g. Tất cả phơi khô, nghiền thành bột, thường xuyên hít bột này.

Cỏ nhọ nồi lượng vừa phải, giã nhỏ, lấy nước nhỏ vào mũi ngày 2-4 lần.

Náo dương hoa (hoa đỗ quyên) 3g, hạt phượng tiên hoa (cây bóng nước) 3g, thương truật 6g. Bỏ thuốc vào đáy bát, châm lửa cho cháy rồi hít khói của nó, đau bên trái thì hít lỗ mũi bên trái, đau bên phải thì hít lỗ mũi bên phải. Lượng thuốc trên chỉ dùng cho 1 lần, ngày hít 3 lần. Sau khi hít thấy có hơi mát xông thẳng vào trong mũi, đau sẽ giảm bớt.

Rễ uy linh tiên tươi (1 nắm, rửa sạch, rút gân rễ rồi giã nát, trộn với đường đắp lên chỗ đau.

Hạt thầu dầu 10g, nhũ hương 6g. Hạt thầu dầu bóc vỏ rồi cho nhũ hương vào giã chung làm bánh, đắp lên huyệt thái dương.

                                                                         Theo Báo CAND

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục