Tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm bệnh nhân cúm.

Tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm bệnh nhân cúm.

Theo dự báo của Bộ Y tế, trước sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu, môi trường, dịch bệnh ở người năm 2010 sẽ còn phức tạp hơn. Cúm A/H1N1 tiếp tục lây lan trong cộng đồng, tiếp đó là H5N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp và một số dịch bệnh truyền nhiễm mới như: Ebola, Sốt thung lũng Rilf, Chikungunia... đang xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào nước ta.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương những ngày cuối năm con trâu vẫn đông nghẹt bệnh nhân. Toàn bộ tầng 2 là Khoa truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu với tấm biển đỏ “Khu vực cách ly”. Các y tá, bác sĩ tất bật đi dọc dãy hành lang chật kín giường bệnh, chuẩn bị khám, truyền dịch cho bệnh nhân. Mùi thuốc sát khuẩn nồng nặc, tiếng máy thở, máy lọc máu chạy rì rì căng thẳng. Th.S Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc bệnh viện, tâm sự: “Đúng là một năm đầy căng thẳng, chẳng một ngày nghỉ ngơi”.

Cả viện chỉ có 160 giường nhưng số bệnh nhân nằm điều trị luôn đông gấp 2-3 lần. Đầu năm, cả viện phải căng mình ra điều trị cho bệnh nhân sởi, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, đến cuối tháng 5 khi Việt Nam bắt đầu phát hiện những ca bệnh nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên thì nỗi vất vả tăng thêm bội phần, chẳng kém gì thời dịch SARS.

Không chỉ có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mà rất nhiều bệnh viện khác từ Bắc chí Nam như: Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Nhi đồng 1, 2… cũng đều như vậy. Nhiều y bác sĩ, ngày như đêm, quần quật với công việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân, lặng lẽ chiến đấu với dịch bệnh nguy hiểm mà hiếm có được một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn. “Nói thật, chẳng khác gì một cuộc chiến đấu”, Th.S Hà tâm sự.

Khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nâng mức cảnh báo dịch cúm A/H1N1 lên cấp độ 6 - cấp độ cao nhất thì sự cảnh giác và quyết tâm chống dịch càng thêm mạnh mẽ. Người dân đổ xô đi mua khẩu trang, nước sát khuẩn và xét nghiệm virus cúm.

PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhớ lại, phải sau 7 tuần ca bệnh cúm A/H1N1 đầu tiên xâm nhập vào nước ta thì dịch mới bắt đầu có dấu hiệu lan ra cộng đồng. Đây được xem là một nỗ lực tuyệt vời của Việt Nam trong việc khống chế, kiểm soát thành công ban đầu dịch cúm A/H1N1 xâm nhập. Bởi theo WHO, đối với dịch cúm A/H1N1 thì dịch thường lan rất nhanh ra cộng đồng sau từ 1-2 tuần kể từ lúc ghi nhận ca mắc đầu tiên.

PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, thẳng thắn nói, dịch bệnh là “sự kiện” tiêu biểu nổi bật của năm qua. Tuy nhiên, Cục trưởng Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng, nếu chỉ nhìn vào con số người mắc và tử vong sẽ không thấy hết được sự nỗ lực và quyết tâm chống dịch của cả nước. Số người mắc và tử vong do dịch bệnh trong năm qua của Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, kể cả một số nước phát triển, là một thành công đáng ghi nhận. 

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục