Từ sau Tết nguyên đán đến nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh tranh nhau đến khe núi cống Kẹp để hứng nước về uống.

Khu vực cống Kẹp nằm ở xã Khánh Sơn 2, huyện Nam Đàn (Nghệ An), được phát hiện trong quá trình làm đường giao thông từ thời chiến tranh chống Mỹ. Nhiều năm nay, nguồn nước chảy ra từ khe núi này trở thành nơi cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân một số xã của huyện Nam Đàn.

Đặc điểm của nước chảy từ đây là luôn trong vắt, có vị mát ngọt và không có rêu rong. Các cụ cao niên trong xã Khánh Sơn khẳng định rằng, từ khi được tìm thấy đến nay, nguồn nước này chưa từng khô cạn, bất kể trời nắng hay mưa. Thậm chí, dân địa phương mang nước về uống không cần phải đun nấu. “Uống nước chưa đun vậy mà chưa ai bị bệnh gì, nhiều người còn khẳng định là nó chữa được bệnh về đường ruột”, bác Nguyễn Văn Phú, ở xã Khánh Sơn đang xách 2 can nhựa hứng nước khẳng định.

Người dân đổ xô đi lấy nước từ khe núi sau tin đồn có nước thánh. Ảnh: Trường Long.

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, thời tiết nắng nóng bất thường ở Nghệ An, Hà Tĩnh cùng với lời đồn thổi ở đây có nguồn “nước thánh” khiến cho khe núi này luôn luôn bị quá tải vì lượng người đến lấy nước quá đông.

Mỗi ngày có hàng trăm người dân từ các xã, huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương (Nghệ An) Đức Thọ (Hà Tĩnh), mang can nhựa, thùng đến hứng. Do đông người nên khu vực khe nước luôn xảy ra tình trạng quá tải, tắc nghẽn. Nhiều người dân phải chờ từ lúc 3 - 4h sáng mới mong lấy được nước mang về.

Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng, nhiều người dân ở quanh khe nước này đã tranh thủ lấy nước vào lúc 1 - 2h sáng mang về nhà rồi bán lại mỗi can từ 2 đến 4 ngàn đồng. Một số người khác mang xe bán tải, xe bò đến, chờ cả đêm đến sáng để lấy được nước.

Đa số người dân ở xa đến đều rỉ tai nhau rằng nguồn nước ở đây có thể chữa bệnh, nhiều người gọi là “nước thánh” trong khi đó một số người dân sống quanh khu vực này lại cho rằng họ đến đây lấy nước chỉ vì nguồn nước ở đây có kết luận an toàn, không cần phải đun nấu.

“Hàng chục năm nay, không ai kết luận nó có thể chữa được bệnh hay không”, một người dân sống cạnh nguồn nước khẳng định.

Ông Phạm Văn Đước - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn cho biết, hiện tượng người dân đổ xô đi lấy nước là có thật, nhưng chuyện nước thánh, nước thần là hoàn toàn bịa đặt.

"Từ năm 2008, chính quyền xã đã đưa mẫu nước này đi giám định và cho kết quả an toàn nên chúng tôi không cấm người dân sử dụng. Tuy nhiên đây, không phải là nguồn nước thánh như nhiều người đồn thổi", ông Đước quả quyết.

 

                                                          Theo VnExpress

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục