Việt Nam là một trong hai quốc gia có lượng đậu nành tiêu thụ lớn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với thói quen sử dụng sữa đậu nành bán rong trên đường phố, không ít người tiêu dùng đang… đùa với sức khỏe của mình.

Theo Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm - Sở Khoa học công nghệ TPHCM thì các loại vi sinh gây bệnh tiêu chảy như Bacillus cereus, Clostrisdium perfringens, Coliforms, E.coli, nấm men, mốc, TPC - sinh vật hiếm khí đều phát hiện thấy trong mẫu sữa đậu nành ngoài đường phố được kiểm nghiệm.

Sữa đậu nành đường phố: từ mất vệ sinh đến gây bệnh

Theo ghi nhận, mỗi ngày riêng tại TP. HCM có hàng vạn lít sữa sản xuất ở những cơ sở không đảm bảo vệ sinh được mang đi tiêu thụ tại các quán cơm, nước giải khát, nhà trẻ và rải rác khắp những con đường, trước cổng trường học, ngay cả những cao ốc sang trọng tại quận 1.

vmc
Mỗi ngày có hàng vạn lít sữa đậu nành không đảm bảo VSATTP được tung ra thị trường.

Tại một cơ sở sản xuất ở phường 9, quận 6, với một lò sản xuất sữa đậu nành chỉ khoảng trên dưới 10m2, nồi niêu, chai lọ đựng sữa đen bẩn bị vứt tứ tung, thùng đựng sơn xây nhà được sử dụng đựng sữa vừa nấu, hàng trăm chai sữa không hề đậy nắp, người mặc quần cộc, người áo ba lỗ chen lấn nhau làm việc, mặc cho các loại xe chạy ngang bụi bay mù mịt. Hứng bụi ngay tại nơi sản xuất chưa đủ, các chai sữa đậu nành còn được xếp vào các túi nilông dơ bẩn, chất lên xe máy chở đi bỏ mối và hứng thêm bụi đường ở khắp thành phố.

Khu bán sữa đậu nành tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh); chợ Xóm Mới (quận Gò Vấp) cũng mất vệ sinh không kém. Ngay sát bên khu bán sữa là chỗ bán cá, mắm sống và rau. Phía dưới chân thì bùn lầy lội... thế nhưng những hàng sữa đậu nành ở đây vẫn cứ được bán hết đều đều.

Cách chợ Bà Chiểu không xa, ngay phía trước cổng trường Hà Huy Tập nằm trên đường Phan Đăng Lưu, những xe sữa đậu nành lưu động với các chai nhựa PET tróc lở, móp méo vẫn rất đông khách. Mỗi ly sữa ở đây có giá 2.000 đồng (một nửa là sữa, một nửa là đá). Qua tìm hiểu của chúng tôi, các lò sữa đậu nành nằm nhiều ở các khu vực quận 5, 6, 11, 8, Tân Bình, Tân Phú... Mỗi ngày có khoảng hàng vạn lít sữa không bảo đảm ATVSTP được cung cấp rộng rãi trên thị trường.

Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM đã từng công bố 90% mẫu sữa đậu nành không nhãn hiệu được khảo sát có chứa vi khuẩn trong một cuộc khảo sát rộng rãi về các sản phẩm sữa, trong đó có sữa đậu nành. Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM đã từng nhiều lần khuyến cáo, với các loại sữa đậu nành đường phố các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E Coli, Coliformes rất dễ xâm nhập và luôn có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao.

Theo Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, phần lớn các trường hợp ngộ độc vì sữa đậu nành kém chất lượng điều trị tại trung tâm đều do tụ cầu vàng gây nên. Tình trạng vệ sinh chung không bảo đảm tại các nơi sản xuất và cung cấp sữa đậu nành đường phố cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng từ nguyên liệu, dụng cụ và tay người chế biến.

Sữa nào đủ an toàn?

Sữa đậu nành từ rất lâu đã được xem như một loại thức uống "kỳ diệu" bởi đậu nành giàu đạm và Acid Amin thiết yếu, nhiều Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và Vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na; và chứa hoạt chất Iso flavone có tác dụng rất tốt với phụ nữ, giúp ổn định huyết áp, giảm các khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh và gia tăng hấp thu Calcium, ngăn quá trình loãng xương làm giảm nguy cơ gãy xương.

Không chỉ làm giảm cholesterol xấu trong máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch mà đậu nành còn có rất ít bột đường nên cũng có lợi cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì hay tiểu đường - những căn bệnh vốn là "anh em họ hàng" với bệnh tim mạch. Ngoài ra, sữa đậu nành còn làm giảm xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não…

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh, không phải sữa đậu nành nào cũng tốt cho tim mạch. Theo khuyến cáo của BS. Nguyễn Xuân Mai – nguyên phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. HCM, sữa đậu nành đường phố đang góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm độc đối với người dân.

Chính vì thế, người tiêu dùng khi mua sữa đậu nành nên lựa chọn các sản phẩm đã qua các xét nghiệm vi sinh, ghi rõ nơi sản xuất, có giấy phép kinh doanh. Sẽ an toàn hơn khi sử dụng các sản phẩm sữa đậu nành có thương hiệu, được sản xuất trong quy trình khép kín hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo đảm sức khỏe.

Trên thị trường hiện nay đã có một số loại sản phẩm sữa đậu nành đóng trong hộp giấy rất an toàn như sữa đậu nànhVfresh của Vinamilk. Ngoài ra, với 25,6g đạm trong 4 khẩu phần, sữa đậu nành Vfresh đáp ứng khuyến nghị của FDA*, cũng là sản phẩm đầu tiên được Viện Dinh dưỡng Quốc gia chứng nhận đạt tiêu chuẩn tốt cho tim mạch.

(*) FDA (Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ) khuyến nghị nên dùng ít nhất 25g đạm đậu nành hàng ngày để có một trái tim khỏe.

 

                                                                      Theo Vietnamnet

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục