Thuốc điều biến đáp ứng sinh học, trong đó thành phần chính là tinh chất từ yếm rùa, đang là hy vọng của bệnh nhân nhiễm xạ ở nước ta

 

GS Nguyễn Xuân Phách, nguyên phó giám đốc Học viện Quân y. Trước năm 1992, qua nghiên cứu nhiều tài liệu, ông được biết loài rùa có khả năng chống phóng xạ rất cao, đặc biệt là bộ phận yếm rùa. Từ đó, ông đã chủ trì một đề tài nghiên cứu và cùng các cộng sự làm ra chế phẩm với thành phần chính là tinh chất từ yếm rùa, hà thủ ô cùng một số thảo dược, có khả năng phát huy hiệu quả quá trình điều khiển những đáp ứng sinh học trong cơ thể người bệnh.


Một bệnh nhân được điều trị bằng thuốc điều biến đáp ứng sinh học ở Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội

Thành công bất ngờ


“Sau sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1992, có khoảng 100 bệnh nhân, gồm cả người lớn và trẻ em, bị nhiễm phóng xạ từ các nước Nga, Ukraine sang VN xin vào điều trị ở Viện Y học dân tộc. Những trường hợp này đã dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không biến chuyển. Bấy giờ, tôi là một trong những bác sĩ tham gia điều trị, thấy tình hình khó khăn nên  đã đề nghị được ứng dụng chế phẩm này vào điều trị”- GS Nguyễn Xuân Phách nhớ lại và cho biết đề nghị của ông được chấp nhận.

Lúc bấy giờ, ông cùng các bác sĩ điều trị đã tiến hành đo xạ toàn thân của các người bệnh và thấy phần lớn trong cơ thể họ còn chất phóng xạ và có dấu hiệu tim đập chậm, cơ tim yếu, lưu huyết áp não kém, thiếu máu... Hướng điều trị được xác định là sử dụng chế phẩm để loại chất phóng xạ ra khỏi cơ thể bệnh nhân.


Chỉ sau 1 - 2 tuần điều trị, kết quả thật bất ngờ. Thể trạng các bệnh nhân phục hồi, không còn chất phóng xạ trong cơ thể và nhịp tim, huyết áp não trở lại bình thường. Các chỉ số này xác định qua phương pháp điện tâm đồ và các kỹ thuật y tế khách quan nên không chỉ khiến người bệnh mà cả các bác sĩ đến từ nước bạn cũng ngạc nhiên.


Khẳng định qua thực tiễn


Sau thành công trong điều trị cho hàng trăm bệnh nhân nhiễm xạ ở Chernobyl thời kỳ đó, công trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Nghiên cứu các loại thuốc có khả năng chống phóng xạ, thải xạ từ dược liệu thiên nhiên” đã được phê duyệt và nằm trong đề tài cấp Nhà nước về y học hạt nhân. Thuốc điều biến đáp ứng sinh học ra đời từ đó.


Hiện nay, thuốc điều biến đáp ứng sinh học đã được Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội ứng dụng sản xuất để phục vụ cho các bệnh nhân nhiễm phóng xạ. Theo TS Nguyễn Hữu Nghĩa, Viện trưởng Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội, nhiều năm nay, viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân nhiễm xạ và tai nạn phóng xạ. Đa phần họ là những trường hợp nặng, bị tổn thương cấp do tai nạn khi đang làm việc ở các nhà máy điện nguyên tử, bị phỏng do các thiết bị máy coban, phỏng do hộp chì ở các container...


TS Nguyễn Hữu Nghĩa cũng cho biết hiệu quả của thuốc điều biến đáp ứng sinh học đã được khẳng định bằng thực tế điều trị, không chỉ đối với những bệnh nhân nhiễm phóng xạ mà ngay cả đối với bệnh nhân bị ung thư di căn. Hiện viện cũng đang sử dụng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân ung thư di căn xương nhằm kéo dài và nâng cao chất lượng sống. Bệnh nhân bị các bệnh bướu cổ, phì tuyến giáp trạng khi được điều trị bằng loại thuốc này cũng đạt kết quả rất cao.

Đòi hỏi của thực tiễn điều trị


Theo TS Nguyễn Hữu Nghĩa, hiện nay các nguồn bức xạ, tia phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Việc phát huy kết quả điều trị các thuốc từ dược liệu thiên nhiên như thuốc điều biến đáp ứng sinh học vì thế sẽ là một đòi hỏi của thực tiễn điều trị. Khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn thuốc điều biến đáp ứng sinh học là ở chỗ nguồn nguyên liệu (yếm rùa) thường chỉ thu mua được với số lượng ít.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục