Một tuần trở lại đây, tại một số cơ sở khám chữa bệnh thống kê được, con số bệnh nhi phải đưa đến viện khám tăng khoảng 30% so với những ngày trước đó.

Dai dẳng sốt virus và đau mắt đỏ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày gần đây, số trẻ đến Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai khám vì ho, sốt đã tăng lên khoảng 30% so với trước. Số trẻ khám ngoài giờ vào buổi tối cũng tăng mạnh, lên tới 60-70 cháu mỗi tối và con số này thường tăng nhiều hơn vào chủ nhật. Hầu hết các bé đến khám đều có dấu hiệu sốt, nhiễm trùng hô hấp, trong đó phần lớn là bệnh nhi bị sốt vi rút, chiếm khoảng 1/4 trong tổng số trẻ vào khoa Nhi khám bệnh. Tại khoa Hô hấp nhi (Bệnh viện Xanh pôn) cũng tương tự.

 

Theo BS Dũng, nguyên nhân khiến số trẻ mắc bệnh tăng là do thời tiết đang giai đoạn chuyển mùa hè thu. Sự thay đổi, chênh lệch nhiệt độ giữa đêm - sáng rồi lại nắng gay gắt vào buổi trưa khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp thời gây phản ứng sốt. Đặc biệt, kiểu thời tiết như này là điều kiện lý tưởng để các vi rút gây bệnh sinh sôi nảy nở. Trên thực tế, sốt vi rút tăng nhanh từ cuối tháng 7. Đến nay, con số bệnh nhi nhiễm sốt vi rút vẫn chưa có xu hướng giảm.

BS Dũng cho biết thêm, sốt vi rút không nguy hiểm, có thể tự khỏi nên bệnh nhi đến khám đều được cho về điều trị ngoại trú. Nhưng việc sốt cao kéo dài từ 5-7 ngày khiến trẻ cũng rất mệt mỏi. Chưa kể, nhiều trẻ lại hay sốt về chiều và đêm, nếu không để ý, bé sốt quá cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như co giật.

Cùng với sốt vi rút là dịch đau mắt đỏ kéo dài dù đã bùng phát mạnh khoảng một tháng trước đó. Không riêng gì tại bệnh viện Mắt TƯ mà ở khoa khám nhi các bệnh viện khác hay trong các khu đô thị, khu tập thể… đều dễ dàng thấy những em bé mắt đỏ hoe, sưng húp vì đau mắt đỏ. Với trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo rửa mắt cho trẻ liên tục bằng nước muối sinh lý, sau đó có thể nhỏ thuốc mắt Tobrex, một loại kháng sinh phổ rộng khá an toàn với trẻ. Kiên trì rửa mắt, tra thuốc, chỉ sau 5 - 7 ngày là mắt bé trở lại bình thường.

Cũng thêm một lưu ý mà các bác sĩ nhấn mạnh, đó là cả hai loại bệnh này đều rất dễ lây và dễ tái phát. Vì thế, với trẻ em, khi bé vừa dứt sốt không nên cho trẻ đi học lại ngay để phòng nguy cơ tái sốt do đến lớp bé chạy nhảy, chơi đùa quá nhiều. Còn với đau mắt đỏ, dù mắt trẻ đã gần khỏi, thậm chí khỏi hẳn mà trong nhà có người lớn bị đau mắt đỏ, việc vệ sinh cá nhân không đảm bảo… thì cũng có thể tái lây cho trẻ.

Kiên trì hạ sốt và bù nước

Đó là lời khuyên của bác sĩ với các bậc cha mẹ khi con bị sốt vi rút.
 
Do sốt vi rút, trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày, có những trẻ lại chỉ sốt về đêm, về chiều, rồi kèm theo các triệu chứng sổ mũi nhiều, họng đỏ gây kích thích khiến bé có tiếng ho, rồi có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ… nên rất nhiều cha mẹ sốt ruột, ngoài hạ sốt lại cho con uống thêm kháng sinh.
 
“Phải khẳng định lại, kháng sinh không có hiệu quả điều trị sốt vi rút. Trẻ đã bị sốt cao liên tục trong nhiều người, cơ thể đã mệt mỏi nay lại uống thêm kháng sinh, sức đề kháng càng giảm. Có trẻ còn bị tác dụng phụ của kháng sinh gây đi ngoài… khiến sức khỏe càng yếu, dẫn đến việc đào thải vi rút gây bệnh ra ngoài càng chậm hơn, khiến sốt càng kéo dài”, TS Dũng nói.
 
Vì thế, điều quan trọng là dùng thuốc hạ sốt và bổ sung thêm nước (nước trái cây, nước oresol...). Lưu ý, nhiều trường hợp, trẻ mới dùng thuốc hạ sốt được 2-3 tiếng đã tái sốt lại thì không cho trẻ uống tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào bẹn, nách, trán hoặc tắm nước ấm (nhiệt độ nước tắm thấp hơn thân nhiệt trẻ khoảng 1 độ). Nếu trẻ kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì cần rửa muối sinh lý hàng ngày giúp mũi thông thoáng.

Để phòng bệnh trong thời điểm chuyển mùa, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày và chú ý mặc quần áo theo thời tiết. Vì thời điểm này, về đêm khuya và sáng sớm đã hơi se lạnh, trong khi buổi trưa lại nắng gay gắt, nên cần điều chỉnh quần áo cho trẻ thường xuyên, vừa phòng nguy cơ nhiễm lạnh, vừa phòng nguy cơ đổ mồ hôi cũng gây cảm lạnh cho bé.

                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục