Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ai đã từng làm cha, làm mẹ mới hiểu hết hạnh phúc lớn lao khi con mình ra đời khoẻ mạnh, lành lặn. Thế nhưng không phải ai cũng dễ dàng đón nhận được niềm vui này, bởi luôn có một tỷ lệ không nhỏ trẻ khi chào đời đã mắc vài bệnh lý bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 1/10.000 trẻ sinh ra, thay đổi tuỳ quốc gia, chủng tộc. Những khiếm khuyết này biến đổi từ đơn giản cho đến những dị tật phức tạp.

Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin giới thiệu một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, không quá phức tạp, có thể điều trị dễ dàng tại các bệnh viện có khoa ngoại nhi. Đó là các bệnh lý vùng bẹn hay còn gọi bệnh lý của ống phúc tinh mạc. Các bệnh lý này nếu không điều trị sớm và đúng sẽ để lại một vài biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thẩm mỹ, khả năng sinh sản và sinh hoạt sau này của trẻ.

 

     

Bệnh bẩm sinh thường gặp nhất

 

Bệnh lý ống bẹn biểu hiện bên ngoài bằng ba dạng: thoát vị bẹn, nước màng tinh hoàn và kén thừng tinh. Đây là một trong các bệnh lý bẩm sinh thường gặp nhất trong nhi khoa, chiếm khoảng 1 – 5% trẻ sinh ra, xảy ra ở cả trẻ trai và trẻ gái. Tuy vậy, tỷ lệ thoát vị bẹn gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái từ 8 – 10 lần.

 

Về nguyên nhân, thoát vị bẹn có thể gọi là một bệnh lý bẩm sinh hơn là một dị tật. Bệnh lý này do sự tồn tại của một ống phúc tinh mạc gây nên, có thể diễn giải như sau: khi còn là bào thai, tinh hoàn của trẻ nằm trong ổ bụng, đến khoảng tháng thứ bảy, tám của thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu, kéo theo nếp phúc tinh mạc, tạo nên một đường thông thương giữa ổ bụng và bìu, gọi là ống phúc tinh mạc. Sau sinh, ống phúc tinh mạc này sẽ bị xơ hoá và bít lại. Trong 1 – 5% các trường hợp, ống này không bít đi, hình thành một đường thông từ ổ bụng xuống bìu gây nên bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc.

 

Nếu như đường thông nhỏ, chỉ có nước trong ổ bụng đi xuống tinh hoàn, sẽ gọi là nước màng tinh hoàn, trong dân gian thường gọi là bìu nước. Nếu đường thông to, dẫn đến ruột từ trong bụng sa xuống bìu sẽ gây nên thoát vị bẹn hay trong dân gian thường gọi là sa ruột. Cuối cùng, nếu đường thông nhỏ chỉ có nước xuống và bít lại ở hai đầu hình thành nên một kén nước ở vùng bẹn, gọi là kén thừng tinh.

 

Làm thế nào để phát hiện sớm?

 

Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện nhờ vào một số dấu hiệu: ở trẻ vừa mới sinh ra, thấy vùng bìu hay vùng bẹn sưng to, sờ vào nghe tiếng óc ách của ruột, đó là thoát vị bẹn; hoặc trong trường hợp nước màng tinh hoàn, sẽ thấy bìu trẻ trai có thể căng bóng, mọng nước lên. Còn như sờ thấy ở vùng bẹn một kén nước nhỏ như trái nho, căng bóng nước, không đau thì đó là kén thừng tinh ở trẻ trai...; nếu như lỗ thoát vị nhỏ, khi trẻ ngủ ta thấy hai bìu bình thường nhưng khi trẻ khóc hay chạy nhảy vùng bìu sẽ to ra.

 

Không trị kịp thời dễ bị biến chứng

Có thể phẫu thuật về trong ngày

“Phẫu thuật trong ngày” là một dịch vụ phẫu thuật đặc biệt mà trẻ có thể được điều trị và về ngay trong ngày. Bé không phải nằm viện, không ảnh hưởng đến việc học hành, đồng thời giúp các bậc cha mẹ không mất nhiều thời gian chăm sóc bé. Dịch vụ này khá phổ biến ở nhiều nước nhưng ở Việt Nam thì chưa có nhiều.

Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM, đơn vị phẫu thuật trong ngày được thiết kế thành các phòng mổ thân thiện, cách điệu như một con tàu ngầm, làm giảm bớt sự sợ hãi cho các bé. Ngoài ra khi đưa trẻ đến điều trị, cha mẹ cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn cặn kẽ để bớt lo âu và bỡ ngỡ trong việc điều trị, chăm sóc con mình.


Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật, tuy nhiên thời điểm phẫu thuật thay đổi theo từng bệnh lý. Đối với thoát vị bẹn, phẫu thuật sớm nhất khi phát hiện ra, để có thể đề phòng thoát vị bẹn nghẹt. Trường hợp nước màng tinh hoàn hay kén thừng tinh, có khả năng tự khỏi sau sáu tháng đến một năm, do vậy chỉ xem là bệnh lý phải phẫu thuật khi trẻ trên một tuổi.

 

Đặc biệt đối với thoát vị bẹn, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thoát vị bẹn nghẹt. Trong trường hợp này, ruột sa xuống bìu nhưng bị nghẹt không đẩy lên được, dẫn đến hội chứng tắc ruột, biểu hiện bằng các triệu chứng ói mửa, bụng chướng. Nếu không điều trị ngay sẽ dẫn đến hoại tử ruột, viêm phúc mạc rất nguy hiểm.

Riêng với bệnh lý ống phúc tinh mạc, nguyên tắc điều trị là đóng lại ống này, tức làm bít đi sự thông thương giữa khoang bụng bên trên và bìu bên dưới. Chỉ cần một đường rạch da nhỏ 2cm ở vùng bẹn, để lại một sẹo nhỏ nơi nếp gấp bụng thấp, gần như không thấy. Cuộc phẫu thuật này không hề ảnh hưởng đến việc sinh con của bé trong tương lai về sau.

                                                                           Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục