Nhằm phát hiện và can thiệp sớm trẻ bị điếc, từ tháng 10/2010, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ tiến hành sàng lọc trên các bé sơ sinh tại bệnh viện. Đây là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc thử nghiệm hình thức này.

Trẻ có thể bị điếc ở một hoặc cả hai bên. Đây là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh...

Việt Nam có khoảng gần nửa triệu người bị điếc, tỷ lệ điếc ở trẻ chiếm 1-5‰. Như vậy, ước tính mỗi năm nước ta có thêm 1,2 triệu trẻ sinh ra tương đương sẽ có 50.000 trẻ bị điếc mới.

Trong khi đó, nếu được can thiệp sớm trước 6 tháng tuổi, trẻ bị điếc cũng có khả năng phát triển các kỹ năng tương đương với các trẻ bình thường khi đi nhà trẻ. Ngược lại, nếu can thiệp muộn, trẻ có nguy cơ trở thành người vừa câm vừa điếc, dẫn tới trí tuệ kém phát triển, khó hòa nhập cộng đồng, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa, Trưởng phòng nghiên cứu đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết.

Giờ luyện ngôn ngữ cho trẻ bị điếc bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: H.N.

Điều nhiều chuyên gia lo ngại là do chủ quan của cha mẹ nên hầu hết trẻ bị điếc đều được phát hiện muộn, chỉ đi khám khi trẻ đã bị điếc sâu nên quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Cũng vì thế, việc phát hiện và can thiệp sớm cho các bé bị điếc là rất quan trọng. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ ngay sau khi đẻ, thông thường là trước khi ra viện. Nhân viên y tế sử dụng phương pháp đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai, thực hiện khi trẻ đang ngủ, khoảng 5-8 phút.

Nhóm trẻ có nguy cơ mất thính lực hơn những trẻ khác bao gồm:
- Phụ nữ khi mang thai mắc một số bệnh như: rubella, giang mai, herpes...
- Tiền sử gia đình có người mất thính lực
- Trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ và phải thông khí hỗ trợ kéo dài
- Trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não....

Nếu trẻ vượt qua được thử nghiệm ngay lần đầu có nghĩa là khả năng nghe của trẻ bình thường. Nếu không, thử nghiệm sẽ được làm lại và được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực để tiến hành các thăm dò sâu tiếp theo.

Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Nghĩa, nếu trẻ không vượt qua được thử nghiệm lần đầu không có nghĩa là trẻ bị điếc vì có thể do có nhiều dịch ối trong ống tai hoặc dịch ối đọng trong khoang tai giữa, sau màng nhĩ. Cũng có thể là do tiếng động bên ngoài quá mạnh, trẻ khóc hay trẻ cử động trong quá trình thử nghiệm.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ phối hợp với Bệnh viện Tai - Mũi- Họng Trung ương trong chương trình sàng lọc này, bao gồm huấn luyện sử dụng thiết bị, phân tích kết quả, và giới thiệu các chuyên gia khi cần.

Chương trình sàng lọc sẽ được thử nghiệm từ tháng 10 tới, trước mắt tại các khoa có sơ sinh (A1, A3, C3, D3, D4, D5). Việc sàng lọc này hoàn toàn không bắt buộc, chi phí do sản phụ tự trả.

 

Theo VnExpress

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục