Từng tốp học sinh xắn ống quần lên trên đầu gối, lội giữa dòng nước xiết, dò dẫm từng bước chân vượt nhánh sông Trà Khúc dài hơn 300 mét. Có em sụt hố, bước chệch khỏi lề đường, quần áo sách vở ướt lướt thướt

 

Mưa suốt những ngày qua khiến mực nước trên các sông, suối Quảng Ngãi dâng cao. Nước lũ tràn về cuốn phăng chiếc cầu tre bắc ngang qua một nhánh sông Trà Khúc thuộc thôn Ân Phú, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh. Nước nhấn chìm cả con đường bên sông hơn nửa mét, khiến hàng nghìn học sinh ở các "ốc đảo" ven sông chịu nhiều cơ cực để đến trường.

Dũng, học sinh cấp 2 ở thôn Ân Phú cho biết: "Cháu phải lội nước một quãng xa, rồi đi đò qua sông Trà để tới trường". Dũng cùng nhóm bạn thường xuyên "chụp ếch" trên đường vì bị sụp hố, trượt chân, nước cuốn... Có bận ngã ướt hết quần áo sách vở, cậu học trò phải trở về nhà thay đồ khác.

Chiếc cầu tre bắc qua nhánh sông đã gãy, nhiều em học sinh vẫn quyết định đến trường bằng con đường này, chấp nhận lội nước để sang sông cho nhanh chứ không chịu đi đò, bất chấp dòng nước chảy xiết.

Nước lũ cuốn sập chiếc cầu tre bắc qua nhánh sông Trà Khúc ở thôn Ân Phú nên học sinh lội nước đến trường, không chịu đi đò. Ảnh: Trí Tín

Chứng kiến cảnh các cháu nhỏ bì bõm trong nước, bà Nguyễn Thị Năm người dân thôn Ân Phú chép miệng: “Thấy các cháu lội nước qua sông nguy hiểm quá, lỡ nước lũ bất ngờ tràn về thì hậu quả thật khó lường. Nhiều hôm tui chứng kiến các cháu vấp cọc tre còn sót lại của cây cầu, ngã nhào xuống nước khiến quần áo, sách vở ướt hết thấy mà thương quá".

Theo người dân địa phương, đoạn đường này giáp trực tiếp với sông Trà Khúc nên luồng chảy khá mạnh, nước lũ dễ dàng dâng cao đột ngột. Do đó nguy cơ lũ chực chờ để cuốn học sinh trên đường đến trường là rất lớn.

"Vậy mà tui chưa thấy chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm gì cả cho tuyến đường, để các cháu lưu ý khỏi đi chệch ra ngoài”, ông Thành, một người địa phương nói.

Mới đây, trước tình hình lũ dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường, chính quyền xã Tịnh An đã bố trí một chiếc đò để đưa đón người dân và địa phương.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nin, chủ lái đò bến Ân Phú than thở: "Mặc dù xã bố trí chiếc đò này để đưa đón qua sông hàng ngày, thế nhưng các em học sinh cho rằng mực nước sông chưa quá lớn nên lội nước đến trường cho nhanh. Nhiều lần tôi khuyên răn lên đò qua sông đến trường cho an toàn nhưng các em không nghe lời”.

Theo ông Nin, mỗi khi mực nước sông dâng cao, hàng ngày bến đò này đón hàng trăm lượt người dân và học sinh qua lại, học tập.

Hiện mưa vẫn tiếp diễn ở miền Trung, lũ ở các con sông vẫn đang dâng lên nhanh chóng. Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi hôm 30/10 đã tổ chức trao tặng 1.000 áo phao đa năng cho học sinh để vượt sông đến trường an toàn mùa lũ

 

                                                                    Theo VnExpress

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục