Tập thể dục là khi ta tạo áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể và chấn thương thường là kết quả tất yếu nếu không được phòng ngừa. Thực sự bạn có thể giảm thiểu rủi ro chấn thương trong tập luyện với các biện pháp an toàn dưới đây.

 

1. Trầy da (phồng rộp da)

 

Phồng rộp da là khi da bị cọ xát với quần áo hoặc bộ phận nào đó của cơ thể. Nó có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng cũng không cản trở nhiều việc luyện tập.

 

Tuy nhiên để không bị trầy da, gây khó khăn trong việc luyện tập thì bạn nên mặc quần áo với chất liệu mềm, co giãn tốt. Ngoài ra có thể dùng bột tan bôi vào vùng dễ bị phồng rộp trước khi luyện tập.

 

2. Đau nhức cơ bắp

 

Đau cơ bắp là một chấn thương bình thường khi luyện tập. Nó có thể đau khi luyện tập hoặc sau một vài ngày tập thể dục. Đau nhức cơ bắp có thể ngăn chặn thông qua việc khởi động kỹ càng trước khi tập luyện.

 

Lưu ý, nếu đã lâu bạn không tập và các cơ bắp vẫn đau nhức thì hay để một thời gian cho các cơ bắp hồi phục lại trước khi vận động mạnh. Tốt nhất là nên khởi động bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng sau đó mới tăng thời gian luyện tập lên.

 

3. Chuột rút

 

Bạn sẽ bị chuột rút nếu cơ thể mất muối và nước. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều mà bạn không bổ sung nước và natri thì rất dễ dẫn đến bị chuột rút. Với người mới tập luyện thì cũng rất dễ bị chuột rút khi các cơ bị căng mỏi quá sức. Bạn có thể phòng tránh chứng chuột rút bằng cách bổ sung nước với natri. Nếu chuột rút do căng mỏi cơ thì nên xoa bóp nhẹ nhàng và thả lỏng các cơ bắp.

 

4. Đau lưng

 

Nhiều người bị đau lưng sau khi tập thể dục, điều này có thể do cơ bụng và lưng yếu. Bạn có thể tăng sức dẻo dai của cơ bụng và lưng dần dần theo thời gian luyện tập. Đau lưng cũng có thể do các động tác quá mạnh, lặp đi lặp lại hoặc khi tập sai tư thế. Lựa chọn bài tập thể dục cũng rất quan trọng, nên chọn bài tập nhẹ nhàng rồi mới nâng cao dần.

 

5. Đau cổ

 

Đau cổ do tập sai tư thế hoặc hình thức tập không phù hợp. Nếu bạn chỉ đau nhẹ vùng cổ thì nên xoay đầu nhẹ nhàng, tránh xoay 360 độ liên tục. Mát xa nhẹ nhàng các khu vực xung quanh để nới lỏng cơ bắp. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.

 

6. Đau đầu gối

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu gối nhưng thông thường là do bạn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều như leo cầu thang, chạy và nhảy. Bạn có thể tránh việc đau đầu gối bằng cách thay đổi các động tác, hoạt động thể chất bao gồm kết hợp các động tác thấp và cao.

 

Đối với điều trị cấp cứu thì bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng gạc lại. Nếu đau dai dẳng thì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

7. Đau cơ xoay

 

Cơ xoay là một thuật ngữ chung chỉ các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cánh tay và khớp vai. Khi bị chấn thương nhẹ ở cơ xoay thì thường biểu hiện bầm tím, sưng đau, thậm chí chảy máu. Nếu chấn thương nặng có thể hạn chế hoặc làm giảm phạm vi chuyển động của khớp vai, điều đó cũng khiến bạn thấy đau khi cử động cánh tay. Khi gặp phải sự cố này hãy đến bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương và có chữa trị phù hợp. Để phòng tránh chấn thương cơ xoay bạn cần khởi động xoay vai và làm giãn cơ trước khi bước vào tập luyện chính.

 

8. Đau chân

 

Đau chân có thể do chân yếu, bắp chân bị căng, tập sai tư thế và để ngăn ngừa thì bạn nên mát xoa bắp chân cho nóng và giãn cơ trước và sau khi tập luyện. Cần lựa chọn giày dép thích hợp để tránh bị trẹo chân hoặc gây khó dễ cho việc luyện tập.

 

9. Viêm gân gót chân

 

Khi luyện tập quá sức, các cơ mỏi, căng thẳng dễ gây viêm gân gót chân. Nó làm giảm hoạt động thể chất và đi lại khó khăn. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau kéo dài và độ đau ngày càng tăng.

 

10. Đau gót chân tái phát

 

Cơn đau có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc lúc bắt đầu tập thể dục. Cơn đau thường biến mất sau vài phút nhưng cũng có thể tái xuất hiện nếu bạn tập thể dục quá lâu. Bạn có thể dùng thuốc chống viêm để giảm cơn đau sau đó nên hỏi tư vấn của bác sĩ để được điều trị thích hợp.

 

Đừng để chấn thương gây cản trở việc luyện tập thể chất và các hoạt động hàng ngày của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể và không nên luyện tập quá sức gây hao tổn sức khoẻ.

 

                                                  Theo DanTri

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục