Kính giới là cây rau gia vị rất phổ biến. Gần như kinh giới không thể thiếu trong các món như: bún ốc, bún riêu cua, bún chả, thịt luộc, lòng heo…

05/01/2011 14:45 
Kinh giới trổ hoa - Ảnh: tư liệu

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu, dùng chữa cảm cúm, nhức đầu, phong thấp co cứng tay chân, không ra mồ hôi; giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, chống say nắng (cảm thử), đau bụng phù nề và giải độc histamin (do ăn cua, cá).

Bộ phận có tác dụng làm thuốc là bông hoa mới chớm nở (1/3 nở hoa, 2/3 còn lại là nụ gọi là kinh giới tuệ).

Tương truyền, danh y Hoa Đà đã dùng bột hoa kinh giới sao khô, tán nhỏ để cứu sống một sản phụ bị băng huyết nặng, cấm khẩu, tay chân co rút. Sau khi được uống bột kinh giới hòa với rượu, mỗi lần khoảng 6,25g, bệnh nhân đã cầm máu và dần dần hồi phục.

Sau đây là một số bài thuốc từ hoa kinh giới:

- Chữa sốt xuất huyết: Hoa kinh giới sao đen (nếu có xuất huyết), hoặc sao khô (nếu không xuất huyết) 20g, cát căn (sắn dây) 20g, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 15g, kim ngân hoa 12g, lá tre tươi 30g, gừng tươi 3 lát, sắc lấy nước uống trong ngày.

- Chữa ghẻ ngứa: Sắc hoa kinh giới uống và nấu nước kinh giới để tắm.

- Cầm máu (trong ho ra máu, chảy máu cam): Bông kinh giới sao đen, tán nhỏ, mỗi lần dùng khoảng 6,25g uống với nước sôi để nguội, mỗi ngày 2-3 lần. Những người bị lao phổi ho ra máu có thể lấy 100g bột kinh giới trộn với 200g đường kính khô để nơi khô kín, mỗi ngày dùng 20g.

- Cảm thấp nặng, chân tay co quắp, gáy lưng cứng đờ, mình nặng, khớp đau rát nhiều: Kinh giới đất, địa liên, thiên niên kiện, quế chi, mỗi vị 10g, sắc (nấu) lấy nước uống.

- Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ế ẩm không có mồ hôi: Kinh giới (hoa, cành, lá) 20g. Sắc uống xong, cho bệnh nhân uống 1 lần lúc thuốc còn nóng, sau đó cho thêm: lá bưởi 8g, cúc tần 6g, ổi 4g và 3 bát nước đun sôi, cho bệnh nhân xông. Sau khi xông đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

- Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống 10g, hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

- Chữa tiêu chảy ra máu: Kinh giới tuệ sao đen và là trắc bá sao xém với lượng mỗi thứ 15-20g sắc uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

- Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: Kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khỏi, trộn đều uống với nước chè làm một lần

trong ngày.

- Chữa mụn nhọt: Kinh giới tuệ sống 12g, mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, kẻ đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ rây bột mịn trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.

- Chữa trĩ: Kinh giới tuệ sống, hoàng bà, ngũ bột tử, mỗi vị 12g, phèn phi 4g, sắc lấy 300-400 ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày.

- Phòng chống bệnh sởi: Kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.

 

                                                             Theo ThanhNien

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục