Tính từ đầu năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 37 trường hợp mắc thủy đậu. Mặc dù bệnh chưa phát triển mạnh nhưng khả năng lây lan là lớn do lây qua đường hô hấp, tuyến nước bọt.

 

 Anh Mai Đức Thắng, Phó khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, TTYTDP Thanh Hóa
 
Hiện bệnh thủy đậu đang có xu hướng phát triển mạnh hơn so với các năm 2008, 2009.
 
Riêng năm 2010, toàn tỉnh có 737 trường hợp dương tính với bệnh thủy đậu. Trong đó, bệnh thủy đậu phát triển mạnh ở các huyện Tĩnh gia có 134 bệnh nhân, thị xã Bỉm Sơn với 85 bệnh nhân nhiễm bệnh, còn lại rải rác trên khắp các huyện trong tỉnh.

Anh Mai Đức Thắng, Phó khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo: Để phòng bệnh, mọi người dân nên dùng vắc-xin Varivax, tiêm phòng hai mũi, mỗi mũi cách nhau 3 tháng. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Đối với những người bị bệnh, cần báo cho cơ quan y tế địa phương để sớm có phương pháp điều trị, cách ly người bệnh 9 ngày kể từ ngày phát ban. Đặc biệt, người bị bệnh cần giữ vệ sinh và tránh gãi để phòng nhiễm khuẩn.  

Bệnh nhi duy nhất mắc bệnh thủy đậu đang điều trị tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa
 
Bệnh thủy đậu thường phát triển vào mùa đông, gặp thời tiết lạnh, ẩm ướt, nhiệt độ thấp và môi trường sống và vệ sinh thân thể không đảm bảo. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, chỉ cần một người mắc bệnh, không cách ly kịp thời thì bệnh rất dễ lây lan sang những người xung quanh.
 
Bệnh nhân khi mắc bệnh thủy đậu sẽ có biểu hiện như: Sốt cao, đau mỏi, nhức đầu, toàn thân phát ban với những nốt phổng nước to, mụn mủ, đóng vảy… Nếu kéo dài, bệnh rất dễ biến chứng sang nhiễm trùng huyết, não, trên cơ thể bệnh nhân sẽ để lại nhiều sẹo…
 
 
 
                                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục