Mế Thơm hái thuốc quanh nhà.

Mế Thơm hái thuốc quanh nhà.

(HBĐT) - Đối với người dân tộc Mường ở Hòa Bình, đã từ rất lâu mỗi khi mắc bệnh thì phương thuốc đầu tiên mà họ thường nghĩ đến chính là những loại lá cây, cây, rễ có trong vườn hay trong rừng. Đó là những thảo mộc rất gần gũi với cuộc sống thường ngày của họ.

 

Không biết từ bao giờ, những vị thuốc nam đã được lưu truyền trong dân gian, không có một ghi chép hay một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được giá trị của loại thuốc này nhưng nó vẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư và phát huy được tác dụng chữa bệnh cứu người qua bao thế hệ.  

Thuốc nam không cần đo đếm từng vị thuốc như thuốc bắc, cũng không cần những chỉ dẫn cụ thể, nghiêm ngặt như thuốc tây, thuốc nam là những vị thuốc đơn giản và rất dễ sử dụng. Sự đơn giản đó thể hiện ngay trong các nguyên liệu được dùng để làm thuốc, đó là những loại thảo mộc bản địa dễ tìm như cây cối xay, mía, dâu tằm, vừng, ổi, xạ đen, xạ trắng... Đồng bào dân tộc Mường truyền nghề làm thuốc nam trong cộng đồng dân cư qua các thế hệ truyền nối cho nhau và hiện nay, những người làm thuốc nam chủ yếu là các bà mế. Với kinh nghiệm của họ có thể biết được loại thuốc nào trị bệnh gì, mùa nào, thuốc nấy, hái thuốc ra sao, tìm thuốc ở đâu. Cách chế biến thuốc nam của người Mường không cầu kỳ như các loại thuốc khác. Thuốc lấy từ lá, thân, củ, rễ của cây được băm nhỏ không qua sao, tẩm, chế nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ mà chỉ phơi nắng và bếp củi.

Cách sử dụng thuốc phong phú, có loại băm phơi khô sắc uống như thuốc chữa bệnh, có cây dùng tươi, có những cây dùng ngâm rượu, có những loại bệnh như ho, viêm họng, ngậm một số vỏ cây và lá cây đã được tán nhỏ. Ngoài ra, với một số loại bệnh có thể dùng cách chữa như xông, tắm, đắp, bôi ngoài da. Nói chung, cách chữa bệnh dân gian của người Mường đơn giản nhưng cũng rất phong phú, có hiệu quả. Một vị thuốc có thể chữa nhiều loại bệnh khi kết hợp với những vị thuốc khác hay chế biến theo cách khác.

Tuy đơn giản như vậy nhưng công dụng của loại thuốc này thật kỳ diệu, trị được các loại bệnh thông thường như: ngứa, hóc xương, nấc, dị ứng, côn trùng đốt, rắn cắn, gãy xương...  hay cả những căn bệnh khó chữa hơn như: dạ dạy, đại tràng, sỏi thận, da vàng, vô sinh cho cả nam và nữ...

Mế Thơm ở xóm Nội, xã Hạ Bì (Kim Bôi) người đã làm thuốc nam hơn nửa đời người cho biết: Mế học làm thuốc từ mẹ của mình. Các loại thuốc cứ dần dần được mế biết tới qua việc vào rừng kiếm thuốc cùng mẹ. Mế còn bảo làm thuốc không cần học gì nhiều đâu. Xung quanh nhà mế có nhiều các loại cây, củ dùng để làm thuốc và trong nhà lúc nào cũng có nhiều loại thuốc đã được băm, phơi khô. Mế Thơm vừa băm thuốc, vừa chỉ cho chúng tôi biết đây là cây gì, chữa bệnh gì và kiếm ở đâu. Người lương y già này trăn trở: Hiện nay, thuốc không còn nhiều như ngày trước, nhiều loại phải đi xa mới kiếm được, con cháu trong nhà không ai theo nghề thuốc. Với lại, bây giờ cũng ít dùng thuốc nam mà thay vào đó là thuốc tây cho tiện.

Thuốc nam của người Mường trong thực tế đã chứng minh được những công dụng kỳ diệu, nó vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Thuốc nam - một phương thuốc hiệu quả, tốn ít chi phí, phù hợp với đời sống còn khó khăn của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là lương y giỏi và có kinh nghiệm đang ít dần, lớp người kế tục hầu như không có, lượng cây thuốc cũng ngày càng sụt giảm do rừng bị tàn phá cạn kiệt. Vì vậy, cần có những chính sách thiết thực giữ gìn kinh nghiệm quý báu của người đời xưa để lại nhằm bảo tồn giá trị thiết thực của đời sống, giá trị truyền thống của dân tộc Mường Hòa Bình.

                                                                                            Bùi Thu

                                                                                         (Sở TT&TT)

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục