Phát động tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm trưa nay, Phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận đã kêu gọi người dân tích cực tố giác với cơ quan chức năng nếu phát hiện nơi bán thực phẩm kém vệ sinh.

 

Tại TP HCM, việc quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm được tiến hành thường xuyên trong nhiều năm qua. Song hiện vẫn còn 30% cơ sở chưa có chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; 20% lượng thủy hải sản tại các chợ đầu mối chưa được kiểm tra chất lượng.

Thực phẩm ở chợ sẽ được kiểm tra gắt gao hơn. Ảnh: Thiên Chương.
Thực phẩm ở chợ sẽ được kiểm tra gắt gao hơn. Ảnh: Thiên Chương

Tình trạng ngộ độc thực phẩm từ năm 2008 đến nay mỗi năm một giảm, nhưng trong năm 2010 vẫn còn xảy ra 13 vụ khiến hơn 700 người nhập viện. Nguyên nhân được xác định do thức ăn kém chất lượng gây nên.

Phân tích những tồn đọng, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP cho rằng, bên cạnh bộ máy quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, còn có ý thức của một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chưa cao.

Trong tháng hành động năm nay, ngoài việc sẽ kiên quyết xử lý những nhà sản xuất thiếu kiến thức, hoặc chạy theo lợi nhuận đưa ra thị trường sản phẩm kém chất lượng, ông Thuận còn kêu gọi người tiêu dùng chỉ nên chọn thực phẩm tại những nơi bán có uy tín, có nguồn gốc, tích cực từ chối mua và bài trừ những sản phẩm kém chất lượng.

"Người dân phải mạnh dạn tố giác và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ sở làm gian dối để có biện pháp xử lý kịp thời", ông Thuận nói.

Hàng rong vẫn còn là bài toán an toàn vệ sinh thực phẩm nan giải. Ảnh: Thiên Chương.
Hàng rong vẫn còn là bài toán an toàn vệ sinh thực phẩm nan giải. Ảnh: Thiên Chương

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý An toàn Vệ sinh thực phẩm TP HCM cũng cho rằng, việc người dân chấp nhận sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc sẽ tiếp tay cho loại hàng này tồn tại. Do đó điều này cần được thay đổi.

Cũng theo ông Hòa, từ ngày 15/4, tháng hành động sẽ bắt đầu bằng những đợt thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, đơn vị chế biến thức ăn tập thể, chợ đầu mối trên địa bàn.

"Việc làm này nhằm giúp xử lý để loại bỏ những doanh nghiệp không chấp hành Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng", ông Hòa nói.

Cũng theo kỹ sư Hòa, Chi cục sẽ đề nghị ban quản lý các chợ chú ý hơn nữa trong việc ghi chép số lượng, nguồn gốc các loại thực phẩm được nhập vào chợ và bày bán. "Việc làm này nhằm tránh nạn sản phẩm không có nguồn gốc và cũng giúp ích trong việc truy trách nhiệm nếu chẳng may xảy ra ngộ độc", ông Hòa nói.

 

                                                                             Theo VnExpress

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục