Các gia đình cần lưu ý tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm

Các gia đình cần lưu ý tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm

(HBĐT) - Phần do thông tin đến với người dân chưa nhiều, phần bởi thu nhập của đa số người dân trong tỉnh còn thấp nên hoạt động tiêm vắcxin dịch vụ (vắcxin bảo vệ ngoài chương trình TCMR) còn khó khăn ttrong thực hiện, triển khai. Chưa có nhiều khách hàng đến với các điểm tiêm vắcxin dịch vụ tại địa bàn, một số vắcxin buộc phải xuất hủy hàng năm do cận hạn hoặc hết hạn sử dụng. Đơn cử như cuối năm 2010, Trung tâm YTDP tỉnh đã xuất hủy 50 lọ vắc xin Rubella, 120 lọ viêm não 1ml.

 

Thực trạng ít năm trở lại đây, do chịu nhiều tác động của tình hình gia tăng dân số tự nhiên, mật độ giao lưu đi lại, ô nhiễm môi trường và những thói quen vệ sinh chưa tốt của một bộ phận không nhỏ người dân, các bệnh truyền nhiễm có chỉ số lây truyền cao như Rubella (sởi Đức), thủy đậu, quai bị…, có xu hướng tăng cao hoặc bùng phát thành dịch. Đáng chú ý, không riêng ở trẻ em mà người trưởng thành cũng dễ mắc các bệnh trên. Theo số liệu giám sát chưa đầy đủ, năm 2010, toàn tỉnh có 711 ca mắc thủy đậu (tăng gấp 8,4 lần), 1.389 ca mắc quai bị (gấp 3,4 lần) so với năm 2006. Để chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho nhân dân, hoạt động vắcxin, sinh phẩm y tế ngoài chương trình TCMR (tiêm dịch vụ) đã được triển khai và duy trì từ năm 2001.

 

Ông Mai Đức Sỡi – Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho rằng: tuy hoạt động truyền thông phòng bệnh đã được thực hiện với nhiều hình thức nhưng chưa được thường xuyên, liên tục nên cộng đồng còn thiếu thông tin, kiến thức về lợi ích của chủng ngừa phòng bệnh, sử dụng các loại vắcxin ngoài chương trình TCMR. Hoạt động giám sát tiêm chủng dịch vụ tại tuyến cơ sở, huyện, xã lại chưa có kế hoạch cụ thể, thực hiện chưa thường xuyên. Hơn nữa, đây là hình thức dịch vụ kinh doanh (tiêm mất phí), người dân phải trả tối thiểu mức 70.000 đồng mũi tiêm ngừa, thậm chí có liều tiêm phải chi trả khoảng 2 triệu đồng (vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung) dẫn đến tiếp cận loại hình tiêm dịch vụ còn ở chừng mực nhất định. 

 

Trong 3 năm (2008 – 2010), Trung tâm YTDP tỉnh đã cung ứng, sử dụng 11 loại vắcxin, sinh phẩm y tế như: viêm gan B, viêm não, dại Veroral, quai bị, QuimiHib, cúm, thủy đậu, Rubella… Tuy nhiên, khách hàng đến tiêm chủ yếu là trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, họa hoằn mới có khách hàng là đối tượng vị thành niên, người lớn tuổi. Trong khi đó, Trung tâm không có nguồn kinh phí để kinh doanh nên việc cung ứng vắcxin ngoài chương trình chịu nhiều áp lực. Để duy trì nguồn vắcxin, sinh phẩm y tế ngoài chương trình, Trung tâm chỉ còn cách điều đình nhà phân phối theo phương thức trả chậm. Khi thu được phí dịch vụ từ phía khách hàng có nhu cầu tiêm vắc xin, Trung tâm mới trả nợ lại cho nhà cung cấp vắcxin.

 

Có một thực tế là chỉ khi ở vào tình thế “nước đến chân”, nhiều người dân mới nháo nhào tìm đến các phòng tiêm dịch vụ. Trong khi, việc tiêm vắc xin phòng bệnh chỉ nên được thực hiện trước đó. Một số loại vắcxin sau khi vào cơ thể cần một thời gian nhất định để phát huy tác dụng. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm YTDP thành phố cho biết: Hoạt động của các điểm tiêm thực sự đang rất khó khăn. Mặc dù ở địa bàn thành phố, vận động, tuyên truyền nhiều nhưng đối tượng đến tiêm chẳng có là bao, ở tuyến xã, phường cũng vậy. Cuối năm 2010, do vắcxin hết hạn sử dụng, đơn vị cũng phải xuất hủy 10 ống Rubella.

 

Hiện nay, tình hình dịch sốt phát ban do Rubella lan rộng, nhất là tại địa bàn thành phố Hòa Bình. Nhiều gia đình có con nhỏ, một số đối tượng phụ nữ dự kiến mang thai đã tìm đến các phòng tiêm vắcxin dịch vụ để được tư vấn, tiếp nhận. Tuy nhiên, do trên thị trường thuốc, sinh phẩm hiện không còn vắcxin Rubella (đơn liều) nên yêu cầu của đối tượng tiêm không được đáp ứng. Trung tâm YTDP tỉnh đang khẩn trương liên hệ với nhà cung cấp cung ứng loại vắcxin 3 in 1 (mũi tam liên) phòng 3 loại bệnh sởi, quai bị, rubella trong cùng một mũi tiêm. Đối với một số mũi tiêm đắt tiền, Trung tâm có chủ trương nếu đối tượng có nhu cầu đến tư vấn, đăng ký, ứng tiền lấy vắcxin về, hẹn ngày phục vụ.

 

Mới đây, Sở Y tế đã họp, dự thảo ban hành quy chế quy định công tác quản lý, cung ứng, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng - chống dịch bệnh chủ động ngoài chương trình TCMR trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, Trung tâm YTDP tỉnh sẽ là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm cung ứng vắcxin, sinh phẩm y tế cho Trung tâm YTDP hyện, thành phố, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên và các đợt cao điểm ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã để huy động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng vắcxin, sinh phẩm.

 

Để tăng sử dụng vắcxin bảo vệ ngoài chương trình TCMR, cần sớm triển khai, thực hiện xã hội hóa hoạt động tiêm vắcxin bảo vệ ngoài chương trình TCMR. Theo ông Mai Đức Sỡi, Trung tâm YTDP tỉnh, dự kiến tới đây sẽ phối hợp với nhà cung cấp vắcxin (Công ty CP Đức Minh) triển khai mô hình phòng tiêm vắcxin dịch vụ, đồng thời thực hiện chiến lược truyền thông rầm rộ để người dân biết, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phòng - chống dịch bệnh chủ động.

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục