Nuôi cấy trứng non thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật IVM tại Bệnh viện An Sinh - TPHCM

Nuôi cấy trứng non thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật IVM tại Bệnh viện An Sinh - TPHCM

Kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn được đánh giá là an toàn, hiệu quả, ít bị biến chứng, rút ngắn thời gian và giảm được hơn 50% chi phí điều trị

 
Theo thạc sĩ-bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM, kỹ thuật mới về hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn (IVM). IVM là quá trình nuôi trưởng thành trứng người bên ngoài cơ thể giai đoạn túi mầm đến giai đoạn đầu kỳ giữa, sau đó sẽ được thụ tinh và phát triển thành phôi bình thường.

Tỉ lệ thành công: 35%

Theo phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm lâu nay là phải kích thích buồng trứng mới thực hiện được. Tuy nhiên, việc kích thích này dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những người mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Hơn nữa, lượng thuốc sử dụng để kích thích này đã chiếm từ 60%-70% trong giá thành điều trị vô sinh; thời gian điều trị cũng phải mất từ 2-4 tuần…

Với kỹ thuật IVM, theo bác sĩ Tường, đã có cải tiến trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển về quy trình thu nhận noãn. Thay vì phải dùng rất nhiều nội tiết tố để kích thích các nang noãn phát triển thì nay có thể thu nhận noãn trực tiếp từ các nang noãn nhỏ có sẵn trên buồng trứng mà không cần dùng thuốc nội tiết kích thích. Vì vậy, IVM được đánh giá là an toàn, hiệu quả, ít bị biến chứng, thuận tiện, rút ngắn thời gian chỉ còn một tuần và giảm được hơn 50% chi phí điều trị; người bệnh ít mất công đến bệnh viện cũng như phải tiêm thuốc, siêu âm, xét nghiệm.

Tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm theo kỹ thuật mới này là 35%. Hiện đã có nhiều trường hợp thất bại trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm truyền thống nhưng đã thành công khi đến với kỹ thuật mới này. Đánh giá về giá trị của kỹ thuật IVM, GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng đây là tin rất vui cho nền y học nước nhà. Điều ý nghĩa hơn, với chi phí này có thể tạo cơ hội cho nhiều cặp vợ chồng bị vô sinh sớm có khả năng tiếp cận điều trị và có con.         

Nhiều hứa hẹn

Hiện chi phí cho mỗi ca thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ngoài là khoảng 15.000 USD, tại Việt Nam là khoảng 2.500 USD. Đây là khoản tiền không nhỏ đối với không ít cặp vợ chồng hiếm muộn. Bác sĩ Tường cho biết kỹ thuật IVM trước mắt áp dụng điều trị cho nhóm người bị hội chứng buồng trứng đa nang, người bị quá kích buồng trứng, người có buồng trứng không tốt. Sau đó sẽ mở rộng áp dụng kỹ thuật cho nhiều đối tượng. Tại TPHCM, hiện các bệnh viện như Từ Dũ, An Sinh, Vạn Hạnh… đang áp dụng kỹ thuật này.

Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á triển khai thành công kỹ thuật này và kết quả áp dụng đã được báo cáo tại nhiều hội nghị khoa học quốc tế và khu vực.

Đến nay, trong khoảng 2.000 trường hợp ra đời bằng kỹ thuật IVM trên thế giới thì Việt Nam đã góp vào danh sách với 150 trường hợp. Qua nghiên cứu những trẻ đầu tiên sinh ra từ IVM ở Việt Nam, kết quả cho thấy không trường hợp nào bị dị tật bẩm sinh và đều khỏe mạnh, phát triển tốt.

Vô sinh ngày càng tăng

Theo thạc sĩ-bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), hiện số cặp vợ chồng hiếm muộn rất đông. Ngoài các nguyên nhân vô sinh do bệnh lý như u xơ tử cung, dị dạng tử cung-âm đạo, buồng trứng đa nang thì việc nạo phá thai không an toàn, viêm nhiễm sinh dục… cũng góp phần làm tăng tỉ lệ hiếm muộn ở nữ giới. Còn đối với nam giới, bên cạnh bất thường về tinh trùng, rối loạn cương dương, nhiễm khuẩn sinh dục thì việc giảm ham muốn do lao động căng thẳng cũng gây nên tình trạng vô sinh. Mỗi năm, Việt Nam vẫn còn 7%-10% dân số cả nước ở độ tuổi sinh sản bị vô sinh-hiếm muộn, trong đó 50% thuộc vào nữ giới. Đây là một trong những nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục