Bệnh nhi 1 tuổi mắc TCM nổi bóng nước đầy hai chân.

Bệnh nhi 1 tuổi mắc TCM nổi bóng nước đầy hai chân.

Sau mấy năm không có biến đổi, không có độc lực mạnh, năm nay, virus gây bệnh tay chân miệng (TCM) đã chuyển sang một subtype mới nguy hiểm hơn.

 

Ngay từ đầu mùa, các nhà chuyên môn đã lo ngại: chỉ có sự biến đổi mới của virus sang một dạng khác mới khiến bệnh TCM gia tăng dữ dội trong những tuần qua ở TP.HCM, và gây diễn tiến bệnh nặng nhanh. Hôm qua, kết quả xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm lấy từ hai bệnh nhi mắc TCM bị tử vong ở TP.HCM (gửi sang xét nghiệm tại một labo ở Đài Loan) đã cho thấy có một subtype virus mới. Đó là subtype B2 thuộc Enterovirus 71.

Đầu năm 2003, một số bệnh viện ở TP.HCM tiếp nhận những trẻ mắc bệnh (sau này mới biết đó là bệnh TCM, gây ra bởi Enterovirus 71 - EV71) vào viện, rồi tử vong rất nhanh. Khi đó, các bác sĩ chỉ biết rằng các bệnh nhi tử vong có biểu hiện viêm não (về sau mới biết viêm não chỉ là một biến chứng của bệnh chính TCM). Đầu năm 2004, Bệnh viện Nhi đồng 1 (nơi tiếp nhận các ca bệnh này nhiều nhất) nghi ngờ nên lấy mẫu bệnh phẩm đưa sang Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm, và kết quả xác định, những trẻ mắc bệnh với các biểu hiện nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, hay giật mình khi ngủ, bị biến chứng não, thần kinh... là do bệnh TCM, mà tác nhân gây bệnh chính là EV71.

Đến năm 2005, trong nước đã có những nghiên cứu và nắm rõ về dịch tễ của loại bệnh này. Kể từ đó, bệnh TCM có tính chất theo “mùa” diễn ra hằng năm, nhưng không nhiều lắm. Đến năm 2007, độc lực virus TCM lại mạnh lên, khiến trong năm này có rất nhiều trẻ mắc bệnh bị tử vong, riêng ở TP.HCM có đến 16 trường hợp.

Năm nay, đến thời điểm này cũng đã có đến 9 bệnh nhi tử vong. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), EV71 có rất nhiều subtype, nếu đúng là EV71 subtype B2 thì đây là một subtype mới, nguy cơ bệnh còn diễn tiến phức tạp hơn nữa, kể cả nguy cơ tử vong. Lâu nay, các subtype của EV71 trong nước thuộc các nhóm C (C1, C4, C5) mang tính “hiền” hơn.

Năm 2008, virus gây bệnh TCM tại Đài Loan cũng đã từng biến đổi từ subtype C4 sang B5, khiến diễn biến bệnh phức tạp hơn.

Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đang tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm khác từ các bệnh nhi mắc TCM điều trị tại đây gửi sang Đài Loan kiểm tra nhằm phát hiện những subtype mới của EV71 để chủ động trong chẩn đoán, điều trị bệnh. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP.HCM) cho biết, những ngày qua, nơi đây cũng đang xét nghiệm tìm EV71.

Trước tình hình bệnh TCM diễn biến phức tạp, chiều 20.5, các đoàn kiểm tra của Sở Y tế TP.HCM đã đến một số quận huyện để kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh. Sở thành lập 6 đoàn, đến kiểm tra kế hoạch hành động cụ thể phòng chống bệnh; tình hình dịch bệnh, việc giám sát các ca bệnh... của từng quận, huyện.

Biện pháp phòng ngừa

Các bác sĩ cho rằng, cần phòng bệnh cho trẻ trong những ngày tới, mà biện pháp hàng đầu là giữ vệ sinh cho trẻ trong ăn uống, lau dọn sạch sẽ môi trường trẻ ở, trẻ chơi như: sàn nhà, đồ chơi, không cho trẻ bú tay…, vì bệnh TCM lây chủ yếu qua đường tiêu hóa.

Bệnh TCM xảy ra phần lớn ở trẻ dưới 5 tuổi. Do vậy, trước tình hình diễn biến bệnh tăng cao, Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo TP triển khai phòng chống bệnh ở các trường mầm non, mẫu giáo trong những ngày qua. Các bệnh viện nhi cũng tổ chức tuyên truyền kiến thức về bệnh TCM cho các giáo viên nhằm phát hiện bệnh sớm, có biện pháp nhằm tránh lây lan bệnh trong nhà trường...

                                                                    Theo ThanhNien

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục