NNCĐDC Bùi Văn Nhừm, xóm Mòi, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được vay 5 triệu đồng từ Quỹ CĐDC đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

NNCĐDC Bùi Văn Nhừm, xóm Mòi, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được vay 5 triệu đồng từ Quỹ CĐDC đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

(HBĐT) - Trong tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam tại Việt Nam, chúng tôi có dịp cùng đoàn lãnh đạo, cán bộ, tình nguyện viên CTĐ đến thăm, tặng quà các nạn nhân, gia đình NNCDDC khắp các địa phương trong tỉnh. Phần lớn NNCĐDC còn thiếu thốn về vật chất, nặng nề về tinh thần, rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm giúp họ phần nào vơi bớt nỗi đau.

 

Nạn nhân chất độc da cam Bùi Văn Phúc ở xóm Đổn, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) nghẹn ngào cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ kịp thời của các cấp Hội CTĐ. Hơn 30 năm nay, người thương binh, NNCĐDC Bùi Văn Phúc nỗ lực sống chung với khó khăn, vất vả. Hàng ngày, ông phải di chuyển trên đôi chân nạng nhưng ông vẫn luôn nhắc mình vững chãi để làm chỗ dựa cho người vợ ốm yếu và những người con tội nghiệp. Người con gái đầu của ông là Bùi Thị Thúy (sinh năm 1980) bị dị tật bẩm sinh, không biết nói. ông hy vọng nhiều vào cậu con trai út sẽ là điểm tựa cho gia đình ông sau này. Nhưng cậu con út cũng đang có nhiều biểu hiện ảnh hưởng CĐDC.

 

Các nạn nhân, gia đình NNCĐDC Bùi Văn Thạy, Bùi Thị Sáng, Bùi Văn Nhừm, Bùi Văn Hịm ở các xã Văn Nghĩa, Tân Lập (Lạc Sơn) mà đoàn chúng tôi đến thăm đều là những gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, họ cũng luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, được các cấp Hội CTĐ động viên kịp thời, hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

 

Bà Đinh Thị Đào, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết: Những năm qua, Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy tinh thần tương thân - tương ái, huy động mọi nguồn lực triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực như: Đền ơn - đáp nghĩa, “Tết vì người nghèo và NNCĐDC”, “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Tháng hành động vì NNCĐDC” để giúp đỡ có hiệu quả các đối tượng chính sách, người dễ bị tổn thương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là các NNCĐDC. Những hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng, sâu rộng, bền bỉ, có sức lan toả nhanh, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

 

Các hoạt động nhân đạo, từ thiện đã huy động được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên CTĐ và đông đảo nhân dân tham gia giúp đỡ. Trong hơn 5 năm (từ 2006- 2011), các cấp Hội đã vận động, trợ giúp hơn 3.700 triệu đồng cho 19.351 lượt NNCĐDC. Trong đó, tổng số tiền vận động, quyên góp được trong phong trào “Tết vì người nghèo và NNCĐDC” trên 12 triệu đồng và 6.266 lượt NNCĐDC được trợ giúp;   tháng hành động vì NNCĐDC gần  2, 5 tỉ đồng, 13.085 lượt NNCĐDC được trợ giúp.

 

Bên cạnh những hoạt động nhân đạo, từ thiện trong phong trào “Tết vì người nghèo và NNCĐDC” và “Tháng hành động vì NNCĐDC”, Hội CTĐ tỉnh còn chú trọng hoạt động trợ giúp nhân đạo mang tính bền vững như: phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức khảo sát, xác định địa chỉ nhân đạo, thống kê hộ nghèo, đối tượng đặc biệt khó khăn cần giúp đỡ. Từ đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm đóng góp, hỗ trợ, nhận phụng dưỡng, đỡ đầu cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ vay vốn cho các NNCĐDC phát triển kinh tế gia đình; chăm sóc sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí và khám, chữa bệnh cho NNCĐDC...

 

Kết quả đạt được trong hoạt động nhân đạo, từ thiện của Hội CTĐ tỉnh đối với các NNCĐDC trong hơn 5 năm qua đã góp phần tích cực trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển KT -XH địa phương.

 

Hồng Duyên

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục