Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim là một bệnh vừa có tổn thương ở tim. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi đếntrường, từ 5-15 tuổi. Bệnh không phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa kịp thời rất có thể dẫn đến suy tim.

Thấp khớp cấp (thấp tim) là một bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố do vi khuẩn và tự miễn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Căn nguyên gây bệnh thấp tim

Khoa học đã khẳng định rằng, vai trò của vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) là thủ phạm chính gây nên thấp khớp cấp tính. Sự tồn tại, gây bệnh của liên cầu nhóm A ở khu vực đường hô hấp trẻ, nhất là ở họng và sự đáp ứng của cơ thể đối với vi khuẩn này đóng vai trò chính trong bệnh thấp khớp cấp. Tuy vậy, không phải bất kỳ người nào, trẻ em nào có vi khuẩn liên cầu nhóm A gây bệnh hoặc tồn tại ở họng cũng gây nên thấp tim mà chỉ có một số tỷ lệ nhất định bị thấp khớp cấp mà thôi.

 Tiêm ngừa để phòng ngừa thấp khớp trẻ em

Ở Việt Nam theo thống kê chỉ thấy khoảng 3%o số trẻ mắc bệnh thấp tim. Đối với vi khuẩn liên cầu thì được người ta chia thành 3 nhóm chính: S. pyogenes, S. viridans và S. feacalis (chính là Enterococcus: liên cầu đường ruột). Cả 3 nhóm này về tính chất gây bệnh có khác nhau, đặc biệt chỉ có S.pyogenes (liên cầu nhóm A) mới gây bệnh thấp tim.

Thông thường người ta gặp các týp huyết thanh của liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là týp 1, 3, 5, 6, 14, 18, 19, 24, 27, 29. Sở dĩ liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là do đặc điểm cấu tạo vách của chúng. Người ta thấy về cấu tạo vách của tế bào liên cầu nhóm A có phần giống với cấu tạo của khớp và cơ tim. Vì vậy khi vi khuẩn liên cầu xâm nhập vào cơ thể con người, cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại chúng. Như vậy vô hình trung kháng thể do cơ thể sinh ra cũng có phần chống lại tổ chức của chính mình mà người ta gọi là phản ứng giữa kháng nguyên của liên cầu nhóm A, kháng nguyên của tổ chức khớp, cơ tim, van tim (glycoprotien của van tim) với kháng thể của cơ thể sinh ra.

Ngoài ra, liên cầu nhóm A khi xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây nên viêm cầu thận cấp nhưng lại do các týp huyết thanh khác của liên cầu nhóm A chứ không phải do các týp huyết thanh gây bệnh thấp tim.

Biểu hiện của bệnh

Vi khuẩn liên cầu nhóm A có thể tồn tại ở họng của một số trẻ em (người lành mang vi khuẩn) rồi nhân lúc sức đề kháng của cơ thể vì một lý do nào đó sụt giảm thì chúng trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội) hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh viêm họng, viêm amidan ngay sau thời kỳ ủ bệnh. Trẻ thường sốt cao 38 - 39oC, có khi sốt cao và dao động kèm theo vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, da xanh tái và bắt đầu có những dấuhiệu biểu hiện ở khớp, ở tim và ở da.

Viêm khớp biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Thường các khớp lớn biểu hiện rõ nhất như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp vai. Đặc biệt cần lưu ý là các khớp sưng, đau luân chuyển từ khớp này sang khớp khác và các khớp chỉ sưng đau vài ngày là hết và lại cử động được bình thường.

Kèm theo đau khớp là viêm tim. Nhịp tim nhanh, thường trên 100 lần/ phút, trẻ tím tái, khó thở và thậm chí có phù. Trong các trường hợp bị nhẹ, trẻ chỉ kêu đau vùng tim và đánh trống ngực. Khi bị viêm tim sẽ làm cho các van của tim hoạt động không bình thường, tức là làm mất đi sự thanh mảnh, mềm mại, đóng mở hợp lý của nó. Các van tim dày lên, xơ cứng, vôi hóa, các mép van tim có thể bị dày, dính gây nên hở hoặc hẹp van tim và lâu dần sẽ làm loạn nhịp tim gây suy tim, đặc biệt là suy tim mất bù trừ ảnh hưởng đến khả năng lao động và có nguy cơ tử vong cao.

Dưới da của trẻ bị thấp khớp cấp có thể có các hạt.

Bệnh thấp khớp cấp có thể chữa khỏi được với điều kiện là phải phát hiện và điều trị sớm trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi mắc bệnh. Người ta thống kê cho thấy tỷ lệ chữa khỏi rất cao (khoảng 90%), tuy nhiên sau khi chữa khỏi đợt thấp khớp cấp cũng cần tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng bệnh

Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày tránh không để trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, VA, viêm xoang.

Khi phát hiện trẻ đã bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ. Khi biết trẻ bị bệnh thấp tim do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần dùng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn. Tốt nhất là dùng benzathin penicilin tiêm bắp thịt với liều lượng 3 tuần tiêm một lần, mỗi lần 1,2 triệu đơn vị với người trưởng thành hoặc trẻ có cân nặng trên 30kg (với trẻ dưới 30kg cân nặng thì chỉ tiêm mỗi một lần là 600.000đơn vị).

Nếu không có điều kiện tiêm kháng sinh, có thể dùng kháng sinh dạng viên uống, như phenoxymethyl penicilin, viên 250mg, uống 1 viên một lần với 4 lần trong một ngày. Những trẻ dưới 20kg cân nặng chỉ uống 125mg/lần x 4 lần ngày. Nếu người bệnh bị dị ứng với penicilin, có thể thay bằng erythromycin với liều lượng tương tự như phenoxymethyl penicilin và nếu trẻ nhỏ có dưới 25kg cân nặng dùng 40mg/1kg cân nặng/ ngày.

Khi đã bị thấp khớp cấp cần tiêm kháng sinh cách nhau 3 tuần một lần và tối thiểu trong 5 năm và tốt nhất là phòng bệnh đến 18 tuổi, có khi còn lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ theo dõi bệnh cho con, em mình. Đặc biệt những bệnh nhi trong đợt đầu đã có tổn thương tim cần tiếp tục tiêm phòng cho đến 25 tuổi và có thể kéo dài hơn nữa nếu có nguy cơ tái phát. Và những bệnh nhân có tổn thương van tim mạn tính do thấp tim thì phòng bệnh tái phát cần kéo dài trong suốt cuộc đời.

Người ta cũng khuyên rằng một số bệnh nhân cho dù đã phẫu thuật tim do bệnh thấp tim vẫn có thể có nguy cơ tái phát và do vậy cũng cần tiêm phòng thấp khớp cấp.

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục