Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn luôn đề cao an toàn lao động trong sản xuất và chăm lo tốt đời sống công nhân lao động.

Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn luôn đề cao an toàn lao động trong sản xuất và chăm lo tốt đời sống công nhân lao động.

(HBĐT) - Theo điều 56, Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.

 

Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng LĐLĐ Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động (NLĐ) bị giảm sút, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế.

 

Theo quy định trên, từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phạm vi 4 vùng với các loại hình doanh nghiệp (DN). Thực tế mức lương tối thiểu hiện nay còn thấp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ bởi giá cả sinh hoạt tăng cao, trong khi đó, thu nhập từ tiền lương của NLĐ  không thay đổi.

 

Qua số liệu khảo sát về thu nhập, tiền lương của NLĐ các DN trên địa bàn tỉnh năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, các DN đều thực hiện trên mức lương tối thiểu vùng chính phủ quy định tại thời điểm, một số DN vốn FDI đã xây dựng một số loại phụ cấp, trợ cấp như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần, xăng xe, nhà ở, ăn ca... để tăng thu nhập hỗ trợ NLĐ. Như vậy, các DN đã chủ động xây dựng hình thức hỗ trợ NLĐ  nhằm mục đích giải quyết mối quan hệ lợi ích hài hòa giữa người sử dụng lao động và NLĐ để duy trì, ổn định đội ngũ lao động, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng hiệu quả công việc.

 

Theo khảo sát thực tế cho thấy, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng không phản ánh đúng nghĩa. Ở đây đang tồn tại một nghịch lý là các DN dùng mức lương tối thiểu hoặc cao hơn mức lương tối thiểu từ 10 - 20% để đóng bảo hiểm cho NLĐ. Còn để giữ chân NLĐ của DN đã trả lương, thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu như đã đề cập trên. Sự lách luật này dẫn đến việc DN chi phí đóng BHXH ít, NLĐ thiệt thòi nhiều. Với phép tính đơn giản mức đóng BHXH trên mức lương từ 1,2-1,5 triệu đồng/tháng, NLĐ nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp, đặc biệt là nghỉ hưu đủ thời gian hưởng mức tối đa 75% so với mức lương đóng BHXH, nhóm đối tượng này có mức sống rất thấp. Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ mới đảm bảo được mức sống sinh hoạt bình thường. Đây là hậu quả ít được quan tâm.

 

Tại hội nghị lấy ý kiến tăng lương tối thiểu trước lộ trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ và thống nhất mức lương tối thiểu vùng giữa các loại hình DN, đồng thời giữ nguyên 4 vùng. Thời điểm ngày 1/10/2011 (sớm hơn một quý so với lộ trình cũ của đề án) với mức tối thiểu cao nhất là 1,9 triệu đồng, thấp nhất là 1,4 triệu đồng hỗ trợ tiền ăn ca cho người lao động tối thiểu 15.000 đồng/bữa/người.

Cũng tại hội nghị, theo ý kiến đề xuất của đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, để từng bước đảm bảo đời sống của NLĐ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hạn chế tranh chấp lao động tập thể và đình công. Qua khảo sát thực tế, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1/10/2011 với mức thấp nhất là 1,6 triệu đồng và cao nhất là 2,2 triệu đồng, ngoài ra cần xem xét đưa tiền ăn ca với mức ít nhất 15.000 đồng/người/ca làm việc trở lên để các DN thống nhất thực hiện.

 

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, việc tăng lương tối thiểu trước lộ trình là cần thiết, sức ép đối với các DN là không nhỏ, nhất là các DN trong nước. Chính phủ thống nhất mức lương tối thiểu vùng cho các loại hình DN, không còn khoảng cách giữa DN vốn FDI và DN trong nước về tiền lương tối thiểu với chính sách điều chỉnh tiền lương tối thiểu đòi hỏi các DN trong nước cần quan tâm hơn đến vấn đề thiết bị, công nghệ, trình độ quản lý. Để giải quyết vấn đề trên, các DN trong tỉnh cần rà soát, xây dựng, bổ sung lại định mức lao động hợp lý, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng quy chế trả lương, thưởng gắn liền với năng suất lao động. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng cho NLĐ, xây dựng đội ngũ công nhân, lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, làm chủ được thiết bị công nghệ, có trình độ quản lý; tạo được mối quan hệ hài hòa, ổn định giữa người sử dụng lao động và NLĐ, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

            

 

                                                                      Lưu Thanh Tái          

                                                                    (Sở LĐ-TB&XH)

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục