Cán bộ khoa Khám bệnh - cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tận tình thăm khám bệnh nhân.

Cán bộ khoa Khám bệnh - cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tận tình thăm khám bệnh nhân.

(HBĐT) - “Tôi bị sốt cao, nằm mê man và đau sỏi thận phải nằm cấp cứu, điều trị gần 10 ngày tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trong những ngày đau đớn, tôi đã được các bác sĩ, y tá rất quan tâm và nhiệt tình chăm sóc, điều trị, nhất là cô y tá tên Nguyễn Thị Phúc.

Cô ấy niềm nở, nhẹ nhàng, nhiệt tình và ân cần chăm sóc, giúp đỡ các bệnh nhân, trong đó có tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn và mong có nhiều cô y tá như vậy.” – Đó là thư cảm ơn của bệnh nhân Chu Thị Thức ở tiểu khu 1, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) gửi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh qua đường bưu điện vào cuối tháng 4/2011.  

 

Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Tới cho biết: Những năm gần đây, bệnh viện nhận được nhiều thư cảm ơn của bệnh nhân ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Nghề y là một nghề đặc biệt, môi trường bệnh viện cũng là môi trường đặc biệt, hàng ngày phải tiếp xúc với những người bệnh chịu nhiều đau đớn với đủ thành phần từ cụ già đau yếu đến những trẻ sơ sinh mới lọt lòng và người nhà bệnh nhân. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng thật đặc biệt, sao cho hài hòa với từng đối tượng. Trong khi đó, bệnh viện luôn trong tình trạng đông bệnh nhân, có lúc quá tải, bác sĩ, y tá, điều dưỡng phải làm việc liên tục căng thẳng. Xác định được vấn đề đó, Bệnh viện đã triển khai thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử ngành y do Bộ Y tế ban hành năm 2008. Bệnh viện đã thành lập BCĐ và thường xuyên kiện toàn với 12 thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Hàng năm, BCĐ xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với từng giai đoạn và đáp ứng với nhiệm vụ mới. Các quy tắc được phổ biến đến 100% cán bộ, viên chức và được niêm yết tại những nơi đông người qua lại, tại nơi dễ nhìn ở các khoa, phòng.

 

Giám đốc Bệnh viện Trương Quý Dương cho biết: Mục đích triển khai quy tắc nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; củng cố niềm tin của nhân nhân với bệnh viện nói riêng và ngành Y tế nói chung. Trong đó, yêu cầu 100% cán bộ, viên chức thực hiện nghiêm những quy định ứng xử về những việc được làm và không được làm. Việc triển khai thực hiện phải được duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục và gắn với CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. BCĐ phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các khoa, phòng định kỳ 1 lần/tháng hoặc đột xuất, kịp thời phát hiện những tập thể, cá nhân có thành tích để biểu dương hoặc thưởng nóng và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để làm gương cho các cán bộ, viên chức khác. Bệnh viện cũng duy trì và đặt thêm các hòm thư góp ý của nhân dân, bố trí nơi thuận tiện, dễ nhìn. Hàng tuần, tổ chức họp hội đồng người bệnh toàn bệnh viện, kịp thời tiếp thu ý kiến. Thực hiện quy tắc ứng xử là một tiêu chí được chấm chéo giữa các khoa, phòng và là căn cứ để bình xét thi đua hàng tháng.

 

Thông qua nhiều hình thức như: tổ chức học tập, thảo luận chuyên đề, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt Đoàn thanh niên, phụ nữ, các quy tắc ứng xử và nội dung CVĐ đã thấm sâu vào cán bộ, viên chức và trở thành những hành động cụ thể hàng ngày. Những mẩu chuyện, lời dạy của Bác về lĩnh vực y tế như lời căn dặn trong thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955 “lương y phải như từ mẫu” không chỉ được kể tại hội thi mà đã làm thay đổi hành vi của nhiều cán bộ. Hiện nay, Bệnh viện có 561 cán bộ, viên chức với 33 khoa, phòng. Các y, bác sĩ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiều loại bệnh nặng trước đây phải chuyển tuyến trên nay đã thực hiện tốt tại bệnh viện. Có nhiều trường hợp y tá, điều dưỡng đã trực tiếp hiến máu cứu bệnh nhân thoát khỏi cơn hiểm nghèo được nhân dân khen ngợi. Mặc dù luôn trong tình trạng quá tải nhưng cán bộ, viên chức Bệnh viện đã cơ bản thực hiện tốt quy tắc ứng xử, tận tình chăm sóc bệnh nhân, ngày càng tạo dựng được niềm tin với nhân dân. Khi khám bệnh, điều trị ân cần, khi về dặn dò chu đáo. 9 tháng năm 2011, bệnh viện đã thực hiện 101.801 lần khám bệnh, điều trị nội trú 20.081 lần, điều trị ngoại trú 1.869 lần, công suất sử dụng giường bệnh 111%. Với những kết quả đạt được, Bệnh viện đã đạt Bệnh viện xuất sắc toàn diện.

 

                                                                                                        

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục