Vaccin là biện pháp y tế quan trọng nhất cứu sống hàng trăm triệu người thoát khỏi các vụ dịch từ trước tới nay. Hàng năm nhờ vaccin, có 8 triệu người thoát chết từ dịch bệnh, điều này đồng nghĩa với việc cứ 5 giây trên thế giới lại có một người được cứu sống.

Ra đời cách đây 215 năm, mở đầu là công trình của E. Jenner làm ra vaccin đậu mùa năm 1796, lịch sử phát triển vaccin đã có những bước tiến dài từ hai nguyên lý trong bào chế kháng nguyên là “giết chết” và “làm yếu đi” các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virut. Giai đoạn l - kỷ nguyên Pasteur hàng loạt vaccin, chủ yếu là vaccin vi khuẩn và giải độc tố đã ra đời sau phát minh ra vaccin chống bệnh than và dại của L.Pasteur (1880 - 1885). Giai đoạn sau - kỷ nguyên công nghệ gen tính từ những năm 70 đến nay, đã cho ra đời hàng loạt vaccin tái tổ hợp gen. Thành công rực rỡ nhất của vaccin ở thế kỷ 20 là thanh toán được bệnh đậu mùa trên toàn thế giới vào năm 1977 (căn bệnh gây cho 350 triệu người mắc và cứu sống 40 triệu người hàng năm), thành công ấy tiết kiệm cho nhân loại 2 tỷ USD chi phí.

Tính đến năm 2002, ở những quốc gia có sử dụng vaccin, số người mắc 9 bệnh dịch truyền nhiễm hàng năm giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên từ những năm 1980 đến nay lại xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới như HIV/AIDS, hội chứng SARS, cúm gia cầm H5N1  và cúm đại dịch H1N1, bệnh tay-chân-miệng do virut đường ruột làm đau đầu các nhà khoa học và thách đố công nghệ phát triển vaccin trên phạm vi toàn cầu.

 Các loại hình phát triển vaccin hiện nay.

Phát triển công nghệ

Nếu trước đây, từ khi phát hiện “mầm bệnh” kháng nguyên đến lúc nhân loại có vaccin tương ứng đòi hỏi thời gian rất dài (hàng nghìn năm với vaccin đậu mùa, 17 năm với vaccin vi khuẩn gây bệnh than, 44 năm với vaccin gây bệnh bại liệt) thì đến nay với công nghệ mới, con người làm ra vaccin tương ứng chỉ cần … 6 tháng (vaccin cúm gia cầm H5N1), cúm đại dịch H1N1). Công nghệ mới trong sản xuất vaccin bao gồm công nghệ gen tái tổ hợp di truyền tạo chủng vaccin hiệu quả và an toàn, công nghệ cộng hợp vaccin tiêm một lần phòng nhiều bệnh, tiến tới vaccin vạn năng phòng ngừa các biến chủng virut gây một hoặc nhiều bệnh khác nhau.                         

Công nghệ mới trong sản xuất vaccin có được như ngày nay là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau: dịch tễ học, virut học, di truyền và sinh hóa, miễn dịch học dưới sự điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Việc đối phó hiệu quả với trận dịch SARS mới đây chứng tỏ chiến lược mới của WHO hiệu quả và nhanh chóng đến chừng nào: chỉ 15 ngày sau khi báo động toàn cầu tác nhân gây bệnh “lạ” đã lộ diện. Một tháng sau bị “vạch mặt đặt tên” đó là một biến chủng virus corona mới (được gọi là SARS-C0V), hai trình tự gen của “hung thủ” bị giải mã và 3 tháng sau nhờ đó các KIT chẩn đoán và vaccin ra đời.
 
Đến hai đại dịch cúm sau này (H5N1 và H1N1) WHO đã khuyến khích các nhà sản xuất trên toàn thế giới cung ứng vaccin kịp thời trước đại dịch. WHO khuyến khích các công nghệ tiên tiến đắt tiền và cả các công nghệ phù hợp ở các nước đang phát triển (công nghệ nuôi cấy trên trứng gà, vaccin chết bất hoạt, vaccin tế bào, vaccin gen, vaccin “vạn năng” gắn nhiều loại kháng nguyên). Viện vaccin và sinh phẩm Y tế Nha Trang (IVAC) đã đáp ứng nhanh lời kêu gọi khẩn thiết ấy của WHO và thiết lập được một “nhà máy” sản xuất được vaccin ngăn chặn cúm đại dịch H1N1, vaccin cúm gia cầm và tương lai là vaccin cúm mùa đạt GMP.
 Vaccin cúm đại dịch H1N1 sản xuất từ phôi gà.

Phối hợp vaccin

Hầu hết vaccin đang lưu hành là loại tiêm, có rất ít loại uống như bại liệt, tả, tiêu chảy do virut Rota. Vaccin hiện nay không chỉ phục vụ cho trẻ em mà còn cho cộng đồng như vaccin cúm, HIV/AIDS, sốt rét.

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như hiện nay và hơn 200 loại vaccin đang nghiên cứu phát triển, trẻ em cũng như người lớn sẽ quá tải với số lần tiêm chủng trong cuộc đời. Điều này trở thành mối quan tâm lớn của các bác sĩ, các nhà hoạch định chính sách tiêm chủng. Việc phối hợp nhiều loại vaccin vào một mũi tiêm là một cách để hạn chế số lần tiêm. Nhờ các tiến bộ kỹ thuật, người ta đã phối hợp nhiều vaccin vào “một mũi tiêm phòng được nhiều bệnh khác nhau” cho cộng đồng.
 
Vaccin phối hợp phòng 5 bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà - viêm phế quản - viêm gan B đã được dùng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Dùng vaccin phối hợp làm giảm nhiều mũi tiêm gây đau đớn và nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tại Pháp, nhờ sử dụng vaccin phối hợp, trẻ dưới 2 tuổi chỉ phải tiêm 7 mũi thay vì 38 mũi. Sử dụng vaccin phối hợp còn tiết kiệm khoản chi phí lớn mua vaccin, dịch vụ tiêm chủng, giảm nguy cơ tai biến sau tiêm chủng.

Đối phó kịp thời với cúm đại dịch H1N1

Tính đến 16/3/2010  số trường hợp mắc cúm đại dịch ở 21 tỉnh thành tại Việt Nam tăng lên đến 11.202 người, trong đó có 58 trường hợp tử vong. Mới đây, tháng 11/2011 ở Việt Nam đã xuất hiện trở lại các ca bệnh cúm đại dịch.

Tại Hội nghị quốc tế của WHO họp ở Nha Trang tháng 5/2010 các đại biểu nhấn mạnh nỗ lực toàn cầu trong việc tăng cường năng lực sản xuất vaccin đối phó đại dịch. Nhằm mở rộng năng lực sản xuất sang các nước đang phát triển, WHO đã chi hơn 25 triệu USD cho 11 nước, trong đó có Việt Nam nhận 4,4 triệu USD cho mục tiêu này.

Với phương châm tự chủ về vaccin, ngay từ năm 1945 chúng ta đã chú trọng phát triển sản xuất nhờ tiếp thu công nghệ từ hệ thống các viện Pasteur thời Pháp thuộc, trải qua 2 cuộc kháng chiến giữ nước, chúng ta đã tự túc được nhiều loại vaccin phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân.

Chúng ta cũng đã từng chuyển giao công nghệ vaccin cho các nước khác: Vabiotec chuyển giao công nghệ sản xuất vaccin tả uống cho Ấn Độ từ năm 2008; tương lai không xa khi chúng ta hội nhập sâu vào lĩnh vực này sẽ có nhiều loại vaccin, do công nghệ của ta làm ra được chuyển giao như công nghệ sản xuất vaccin cúm gia cầm và cúm đại dịch từ trứng gà có phôi của IVAC.    

 

                                                                     Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục