Phụ nữ xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tìm hiểu kiến thức nâng cao chất lượng giống nòi  bằng cách phòng tránh căn bệnh tan máu bẩm sinh.

Phụ nữ xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tìm hiểu kiến thức nâng cao chất lượng giống nòi bằng cách phòng tránh căn bệnh tan máu bẩm sinh.

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ, những năm gần đây, tỉnh ta đã ghi nhận những tín hiệu vui: tăng nhanh số người thực hiện KHHGĐ, đảm bảo hậu cần cho các dịch vụ kỹ thuật CSSKSS/KHHGĐ, mức sinh thay thế đạt được mục tiêu đề ra, chất lượng dân số từng bước được nâng lên... Tuy nhiên, nhìn lại quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn mà điểm mấu chốt là thiếu nguồn nhân lực, cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo.

 

Theo thống kê của ngành DS - KHHGĐ giai đoạn 2006-2010, ngành được đầu tư trên 41 tỷ đồng, trong đó, nguồn T.ư cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ trên 30 tỷ đồng. Nguồn đầu tư xây dựng cơ bản do T.ư cấp 6.730 triệu đồng, kinh phí đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ tỉnh trong giai đoạn 2006-2010, mức đầu tư đạt 80,3% so với mục tiêu chiến lược dân số của tỉnh. Mức đầu tư bình quân đề ra hàng năm trên 8,2 tỷ đồng, mức chiến lược của tỉnh   đề ra hàng năm trên 6,7 tỷ đồng. Thời gian qua, công tác truyền thông thay đổi hành vi đã được chú trọng. Các phương tiện tránh thai được phân phối đầy đủ đến các địa phương, ngành DS-KHHGĐ đã phối hợp với các cơ sở y tế tuyên truyền, tư vấn cho các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp. Cung cấp các biện pháp tránh thai phi lâm sàng miễn phí hoặc tiếp thị đến tận thôn, xóm và tận tay người sử dụng. Năm 2010 - 2011, tỉnh bắt đầu triển khai các tiểu dự án trong khuôn khổ của chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ là: can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Đã có những tín hiệu vui như: số người sinh con thứ 3 trở lên giảm mạnh. Tính từ thời điểm 2006 đến nay, Hòa Bình thuộc nhóm tỉnh có mức sinh thấp nhất toàn quốc. Đã đạt mức sinh thay thế, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở mức thấp hơn 5% từ năm 2005. Chất lượng dân số từng bước được nâng cao.

 

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, những cán bộ công tác trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đã thẳng thắn nhận định: do bộ máy tổ chức không ổn định, chính sách về dân số còn nhiều bất cập đã gây không ít khó khăn trong việc thực hiện công tác chuyên môn. Cụ thể: năm 2001 sáp nhập ủy ban DS-KHHGĐ với ủy ban Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em thành ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em các cấp. Năm 2008, giải thể ủy ban Dân số, gia đình, trẻ em, Bộ Y tế chậm ban hành Thông tư hướng dẫn nên đã gây lúng túng cho cơ sở, một bộ phận người dân hiểu sai rằng ngành dân số đã giải thể, không có cơ quan quản lý đồng nghĩa với việc có thể sinh đẻ tự do, theo ý muốn, do vậy, mức sinh ở địa phương có xu thế gia tăng trở lại. Cũng do cơ chế, chính sách mà đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã bị thay  đổi gần như toàn bộ. Tháng 10/2010, tỉnh bắt đầu thực hiện đề án xét tuyển cán bộ chuyên trách dân số xã nhưng đến  cuối năm 2011 vẫn chưa có quyết định tuyển dụng. Đội ngũ cán bộ này đang hưởng mức phụ cấp hết sức khiêm tốn từ 150.000 - 200.000 đồng/ người/tháng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số. Cộng tác viên dân số cũng thay đổi liên tục khoảng từ 30-35%/năm và mức phụ cấp cho những người làm công việc này là 100.000 đồng/ tháng (trong đó, 50.000 đồng là kinh phí hỗ trợ của tỉnh). Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng trong tình trạng thiếu và yếu. Trụ sở của chi cục và Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện đã, đang xuống cấp nghiêm trọng vì được xây dựng từ năm 2001-2005. Hiện có 5 Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện được đặt trong khuôn viên trụ sở UBND huyện, không phù hợp cho công tác tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền thông được trang bị gần đây nhất là năm 2005, hiện đã mất, hư hỏng, đã xuất hủy và không còn đồng bộ. Hầu hết các đơn vị đều thiếu phương tiện truyền thông, khi cần hoạt động phải mượn hoặc lồng  ghép với các chương trình khác.

 

Trước những bất cập, thiếu thốn đó, vừa qua, ngành DS-KHHGĐ tỉnh đã có những kiến nghị cụ thể với tỉnh sớm tăng cường các nguồn lực đầu tư để ngành có điều kiện thực hiện tốt hơn nữa hiệu quả công việc. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiện toàn BCĐ DS-KHHGĐ các cấp và tạo điều kiện hỗ trợ về mọi mặt để công tác DS-KHHGĐ được triển khai, thực hiện có hiệu quả. Bổ sung thêm ít nhất 23 biên chế là những cán bộ có chuyên môn làm việc tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh. Có văn bản gửi Tổng cục DS-KHHGĐ  về việc tăng cường triển khai và nhân rộng các mô hình nâng cao chất lượng giống nòi, đặc biệt là là mô hình giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh và mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai ở tất cả các xã trong tỉnh.  Tuyến huyện cũng cần xem xét, bổ sung chức vụ giám đốc, phó giám đốc ở các trung tâm hiện còn thiếu. ở tuyến xã, với những cán bộ chuyên trách có đủ điều kiện cần được tuyển dụng đúng ngạch, bậc theo quy định. Bên cạnh đó cần hỗ trợ ngân sách địa phương để nâng cấp, cải tạo trụ sở  làm việc và mua sắm trang, thiết bị văn phòng của Chi cục và các Trung tâm DS/KHHGĐ đã bị xuống cấp và hư hỏng, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động.

 

 

                                                                Thúy Hằng

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục