Người dân cần được phục vụ tốt hơn khi giá viện phí tăng.
Ảnh chụp tại nơi mượn đồ vải sạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Người dân cần được phục vụ tốt hơn khi giá viện phí tăng. Ảnh chụp tại nơi mượn đồ vải sạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh.

(HBĐT) - Kể từ ngày 15/4, Thông tư số 04 của liên Bộ Y tế - Tài chính về mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) trong các cơ sở KCB của Nhà nước có hiệu lực thi hành. Thực hiện thông tư này, UBND tỉnh đã giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, BHXH tỉnh xây dựng mức thu dịch vụ y tế phù hợp với địa phương trình UBND tỉnh trước khi trình HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp vào đầu tháng 7/2012.

 

Ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Sở đã có Quyết định thành lập tổ xây dựng giá một số dịch KCB trong các cơ sở KCB công lập trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 2 tháng phối hợp làm việc nghiêm túc, ngày 30/5, Sở đã tổ chức cuộc họp 3 ngành thống nhất giá dịch vụ dự thảo trong KCB để trình UBND tỉnh. Việc xây dựng giá được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của liên Bộ trên cơ sở chi phí thực tế cấu thành dịch vụ. Theo đó, đề xuất điều chỉnh giá của 924/4.000 dịch vụ. Tính trung bình, giá dự thảo trình phê duyệt chiếm 85% so với khung giá tối đa mà liên Bộ Y tế, Tài chính đưa ra. Việc điều giá dịch vụ y tế là cần thiết, giúp giảm bớt khó khăn cho các bệnh viện, bởi khung giá cũ được ban hành từ năm 1995 đến nay chưa được điều chỉnh. Một số dịch vụ ban hành năm 2006 nhưng hiện mức thu cũng đã quá lạc hậu so với giá các loại vật tư tiêu hao. Từ năm 2002, các bệnh viện đã thực hiện tự chủ về tài chính. Từ năm 2011, mỗi năm, một giường bệnh ở Bệnh viện đa khoa tỉnh được cấp 40 triệu đồng, Bệnh viện huyện, thành phố là 36 triệu đồng. Số tiền này không đủ trả lương theo chế độ quy định của Nhà nước cho cán bộ, nhân viên mà phải bù một phần từ nguồn viện phí. Trong khi đó, mức thu nhiều loại dịch vụ quá thấp, bệnh viện không còn nguồn dành việc duy tu, bảo dưỡng thiết bị, cải thiện tình trạng vệ sinh, mua các loại vật tư tiêu hao có chất lượng… Mặt khác, toàn tỉnh hiện đã có trên 680.000 người tham gia BHYT, đạt 84% dân số và phấn đấu thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014. Những đối tượng bị tác động nhiều nhất là người nghèo, người DTTS sống ở vùng đặc biệt khó khăn đã được miễn phí đóng BHYT; người cận nghèo được hỗ trợ một phần đáng kể phí đóng. Trong số các dịch vụ tăng giá, phần nhiều là những dịch vụ không phổ biến, không được áp dụng nhiều nên cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến bệnh nhân nói chung. Nâng mức giá viện phí, người dân sẽ có cơ hội được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn.  

 

Ông Phạm Kỳ Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa TPHB cho biết: Nhiều giá dịch vụ mà đơn vị đề nghị phê duyệt thấp hơn tổng chi phí thực tế. Đơn cử như thực hiện dịch vụ cắt u tiểu khung thuộc tử cung cần 45 khoản chi phí về hóa chất, vật tư tiêu hao, trị giá 4.782.936 đồng; chi phí điện, nước, xử lý chất thải 135.313 đồng; chi phí duy tu bảo dưỡng trang thiết bị trực tiếp, mua công cụ, dụng cụ thay thế 99.213 đồng. Tổng chi phí là 5.017,47 đồng nhưng chỉ đề nghị phê duyệt 5.000.000 đồng…. Năm 2011, bệnh viện thu được hơn 8 tỉ đồng từ nguồn BHYT nhưng chí phí tiền thuốc và vật tư tiêu hao đã trên 7 tỉ đồng. Việc điều chỉnh giá dịch vụ là cần thiết, bệnh viện sẽ có thêm nguồn để bảo dưỡng, bảo trì máy móc, trang thiết bị y tế; mua sắm được dụng cụ khám bệnh cơ bản; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bác sĩ, điều dưỡng. Qua đó, sẽ nâng cao hơn chất lượng dịch vụ. 

 

Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Trương Quý Dương cho rằng: Hiện nay, Bệnh viện được đầu tư nâng cấp CSVC, máy móc khá đồng bộ nhưng thiếu kinh phí để duy tu bảo dưỡng. Giá viện phí tăng nhưng thực tế vẫn chưa tính đúng, tính đủ chi phí nên bệnh viện chỉ bớt khó khăn hơn chứ không có nguồn để tăng phụ cấp cho y, bác sĩ. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nâng giá viện phí thì bệnh viện cũng sẽ phải nâng cao hơn chất lượng dịch vụ như  việc bố trí được chỗ ngồi, chỗ khám, giường nằm, điện, nước…

 

Về vấn đề tăng giá viện phí, theo cơ quan BHXH là hợp lý nhưng cần cân nhắc sao cho phù hợp với địa phương. Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bùi Văn Tuyến cho rằng: Giá dịch vụ y tế dự thảo chiếm 85% so với khung giá tối đa mà liên Bộ Y tế, Tài chính đưa ra là cao so với tỉnh. BHXH tỉnh đã có báo cáo đánh giá tác động dự kiến giá viện phí mới với quỹ BHYT tại tỉnh. Theo đó, tiền công khám tăng 363%, tiền giường tăng 848%, tiền xét nghiệm tăng 135%; tiền chẩn đoán hình ảnh tăng 82%; tiền phẫu thuật, thủ thuật tăng 120%. Chi phí ngay trong năm 2012 sẽ tăng khoảng 69 tỉ đồng so với năm 2011. Tính chi phí thuốc tăng 10% thì số tiền thêm khoảng 19 tỉ đồng. Tổng số tiền viện phí và tiền thuốc tăng khoảng 88 tỉ đồng. Riêng chi phí tại Bệnh viện đa khoa tỉnh tăng 46 tỉ đồng, chiếm 52%. Năm 2011, Quỹ BHYT tỉnh còn dư trên 30 tỉ đồng, nhưng với mức tăng như đã tính toán thì nhiều nguy cơ từ năm 2013 sẽ bị âm quỹ. Những người chưa có thẻ BHYT sẽ gặp khó khăn lớn khi đi viện.

 

Qua tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết người dân đều muốn chia sẻ với khó khăn của bệnh viện nhưng cuộc sống của đại bộ phận nhân dân chưa cao, nhất là đối tượng cận nghèo và lao động tự do. Giá viện phí tăng nhiều người cũng lo lắng. Chị Nguyễn Thị Nông ở tổ 12, phường Thịnh Lang (TPHB) cho biết: Chị bị thoái hóa cột sống, thường xuyên đau vai gáy. Mỗi năm cũng phải đi bệnh viện đều trị ít nhất 3 lần. Mặc dù đã mua BHYT tự nguyện nhưng mỗi lần đi điều trị cũng phải chi trả khoảng 300.000 đồng. Không có nghề nghiệp, thu nhập thấp lại phải nuôi con đang học ĐH nên thông tin tăng giá viện phí thực sự làm chị lo.

 

Việc tăng giá viện phí là cần thiết và được thực hiện theo lộ trình chung của cả nước nhưng mức tăng cần tính toán đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt là cần gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.

 

                                                                        

                                                                      Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục