Ung thư tụy ngoại tiết.

Ung thư tụy ngoại tiết.

Ung thư tụy là một loại ung thư thường gặp trong bộ máy tiêu hóa, nó chiếm khoảng 10% ung thư tiêu hóa và khoảng 2% trong toàn bộ các loại ung thư. Bệnh gặp nhiều ở nam hơn nữ, thường sau tuổi 60, với những yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu, cà phê, thịt, mỡ, đái tháo đường... Nhìn chung ung thư tụy là loại ung thư khó chẩn đoán, nên thường được chẩn đoán muộn do đó tiên lượng thường khó khăn. Ung thư tụy bao gồm ung thư tụy ngoại tiết - loại thường gặp và ung thư tụy nội tiết - dạng này ít gặp hơn. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập đến vấn đề ung thư tụy ngoại tiết.

 

Biểu hiện lâm sàng như thế nào?

2/3 ung thư tụy là xảy ra ở phần đầu tụy, 1/3 còn lại ở đuôi và thân tụy. Biểu hiện lâm sàng của hai loại tổn thương định khu này là hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hiện nay đã có nhiều phương tiện xét nghiệm và thăm dò hiện đại nhưng việc phát hiện các khối u tụy < 2cm cũng rất khó khăn. Thường sau khi khối u xuất hiện một thời gian mới có biểu hiện lâm sàng.

Ung thư đầu tụy: Biểu hiện vàng da ở đây rất thường gặp, vàng da tăng dần nhưng không có sốt, kèm theo các biểu hiện như vàng mắt, phân bạc màu, ngứa, sút cân, chán ăn... đặc biệt đau thượng vị cũng là biểu hiện hay gặp, đau thường lan ra sau lưng. Tuy nhiên ở thể không điển hình, đôi khi chỉ là biểu hiện vàng da đi kèm với đau vùng hạ sườn phải.

Ung thư thân và đuôi tụy: Ở thể này chẩn đoán khó khăn hơn, triệu chứng thường thấy là đau thượng vị, lan ra sau lưng và phải ngồi chống gối cúi ra phía trước sẽ đỡ đau; kèm theo các biểu hiện toàn thân như chán ăn, mệt mỏi, gầy sút, rối loạn tiêu hóa...

Cần làm gì để chẩn đoán?

Các xét nghiệm sinh hóa: Chủ yếu là các biểu hiện tăng bilirubin máu nếu có vàng da tắc mật; các chất chỉ điểm khối u như CEA, CA 19 - 9, CA 125 không có tính chất đặc hiệu; xét nghiệm gen sinh ung thư Ki-as, sự đột biến của gen này xảy ra rất sớm, ngay ở giai đoạn loạn sản, độ đặc hiệu phương pháp này là 90% tuy nhiên độ đặc hiệu chỉ có 50%.

Siêu âm: Nếu phát hiện được khối u tụy thì nó giúp cho chẩn đoán khá cao, nhưng có đến 20% các trường hợp không thấy được hình ảnh tụy, tuy nhiên siêu âm qua nội soi lại rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư đầu tụy. Siêu âm còn giúp đánh giá giãn đường mật và ống tụy cũng như sự di căn đến hạch quanh tụy.

Chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc ba thì: Có giá trị cao trong chẩn đoán tương tự như chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc 3 thì.

Chụp mật tụy ngược dòng: Ít có giá trị cho chẩn đoán, có thể có biểu hiện chít hẹp hoặc cắt cụt nhưng không đặc hiệu.

Chụp động mạch chọn lọc hoặc siêu chọn lọc: Nói chung ít có giá trị trong chẩn đoán.

Biến chứng nào xảy ra?

Ung thư tụy có tính chất lan nhanh ra xung quanh đến tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch cửa, tá tràng và di căn hạch quanh tụy, cuống gan, hạch mạc treo tràng trên, hạch tạng. Vào lúc bệnh nhân được chẩn đoán thì có đến 25 - 30% bệnh nhân đã có di căn; thường gặp nhất là di căn gan, phúc mạc, hiếm hơn là di căn xương và phổi. Chính vì sự di căn lan rộng nên tiên lượng xấu và hầu như chỉ định phẫu thuật là rất khó khăn.

Điều trị như thế nào?

Điều trị ngoại khoa: Nói chung, chỉ phẫu thuật mới có cơ may kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân; tuy nhiên, một số trường hợp không được điều trị ngoại khoa đó là tuổi quá cao (trên 70 tuổi) mà thể trạng không cho phép hoặc có các bệnh mạn tính kèm theo như nhồi máu cơ tim, suy gan, suy thận... hoặc những bệnh nhân có di căn lan rộng. Tùy theo tình trạng bệnh nhân và tình trạng khối u mà phẫu thuật viên sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật là tạm thời hay cắt bỏ hoàn toàn tụy hoặc cắt bỏ bán phần tụy.

Điều trị nội khoa: Nếu không có chỉ định phẫu thuật, thì điều trị tạm thời cũng rất cần thiết; chủ yếu là điều trị chứng vàng da bằng cách dẫn lưu mật bằng ống nội giả qua đường nội soi tuy nhiên biến chứng có thể xảy ra như tuột ống, chít hẹp đường mật; ngoài ra điều trị nâng đỡ cơ thể và các triệu chứng khác.

Tia xạ, hóa chất trị liệu và hormon liệu pháp: Thường là sự phối hợp giữa tia xạ và hóa chất, hóa chất thường dùng là 5FU; người ra có thể tiến hành xạ trị trong quá trình phẫu thuật điều này cho phép tia xạ trực tiếp vào tổn thương mà không gây tổn thương xung quanh. Có thể cân nhắc sử dụng kháng nội tiết tố nam hoặc dẫn xuất của somatostatin có tác dụng kéo dài trong một số trường hợp ung thư tụy có các thụ thể nội tiết.

Các phương pháp điều trị khác: Dùng các kháng thể đơn dòng hoặc các tế bào lympho tiêu diệt được xử lý trước bằng interleukin 2... tuy nhiên các biện pháp này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu nhưng cũng hứa hẹn những dấu hiệu khả quan.

 

                                                    Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục