Cán bộ Trạm y tế xã Dân Chủ (TPHB) tuyên truyền cách chế biến thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Cán bộ Trạm y tế xã Dân Chủ (TPHB) tuyên truyền cách chế biến thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa đông-xuân và dịp Tết, số trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa thường tăng cao. Ngoài ra, các ca bệnh lây truyền theo đường hô hấp như: cúm, sởi, rubella… cũng xuất hiện nhiều. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách cho con em mình.

 

Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) hiện đang có 80 – 90 trẻ phải điều trị. Bác sĩ CK II, Trưởng khoa Đinh Thị Diệu cho biết: Bệnh nhi nhập viện chủ yếu bị viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy. Đây là các bệnh điển hình hay xuất hiện vào thời điểm mùa đông-xuân. Trong đó, khoa đã tiếp nhận không ít trường hợp trẻ chuyển từ bệnh viện các huyện lên trong tình trạng quá nặng, khó khăn cho công tác cứu chữa. Có trường hợp trẻ vừa bị kết hợp cả viêm phổi và tiêu chảy, rất nguy kịch. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất bởi sức đề kháng còn yếu. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, hắt hơi làm nước bọt, đờm dãi bắn ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn hoặc vi rut gây bệnh. Những trẻ khác khi hít thở phải sẽ bị lây nhiễm. Vì vậy, ở các trường học, trẻ bị bệnh nên được cho nghỉ để cách ly, không để bệnh lây ra diện rộng. Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Bởi dùng thuốc không đúng có thể dẫn đến bệnh càng nặng thêm.

 

Mùa đông-xuân năm nay, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm xảy ra vẫn cao. Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2012, toàn tỉnh đã ghi nhận 67 ca nghi sở, 1.140 ca mắc cúm, 61 ca lỵ trực trùng, 62 ca lỵ amip, 4.480 ca tiêu chảy, 464 ca thủy đậu, 1 ca ho gà… Hai năm gần đây có thêm bệnh tay-chân-miệng, làm cho diễn biến dịch bệnh càng phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực, chủ động của người dân và các đơn vị y tế tuyến cơ sở. Hết tháng 11, các địa phương đã ghi nhận 1.599 ca bệnh này.  

 

Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Trước những nguy cơ của các bệnh đặc thù theo mùa, Trung tâm đã gửi công văn đề nghị hệ thống YTDP các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh. Đồng thời, tập huấn cho đội ngũ y tế thôn, bản cách truyền thông kiến thức chăm sóc sức khoẻ tới người dân. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các đơn vị y tế là chưa đủ mà quan trọng nhất vẫn là ý thức tự bảo vệ của người dân. Muốn vậy, người dân cũng cần quan tâm tìm hiểu, nắm được những biện pháp phòng bệnh đúng cách.

Để phòng bệnh mùa đông-xuân, bác sĩ Đinh Thị Diệu khuyến cáo: Cha mẹ cần mặc ấm, giữ ấm vùng hầu họng cho trẻ; khi đi ra đường nên đeo khẩu trang. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm để nâng cao sức chịu rét, sức đề kháng cho cơ thể. Giữ vệ sinh tai, mũi, họng, răng miệng chống nhiễm khuẩn hàng ngày bằng dung dịch natri clorit 0,9%. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo chương trình TCMR. Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí, môi trường trong lành. Đối với trẻ bị tiêu chảy, khi phát hiện phân có máu tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, cầm nôn. Lúc này trẻ cần được điều trị theo 4 nguyên tắc: bù dịch bằng oserol, nước sạch, nước cơm, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường; tuyệt đối không dùng nước có ga, nước có đậm độ thẩm thấu cao như nước ngọt, nước đường ngọt. Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng, không kiêng khem, chế biến thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn uống bổ sung kẽm giúp rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh. Khi trẻ tiêu chảy kèm sốt cao, có máu trong phân, nôn tái diễn, khát, ăn kém hoặc bỏ bú phải đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 

 

                                                                                          Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục