Nhân dân thị trấn Kỳ Sơn phát triển nghề chổi chít, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động nữ.
(Ảnh: Lưu An).

Nhân dân thị trấn Kỳ Sơn phát triển nghề chổi chít, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động nữ. (Ảnh: Lưu An).

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Hải Nam, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có hơn 21.000 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm hơn 30%. Hiện, huyện có 2 KCN mới thành lập và trên 60 doanh nghiệp đã và đang hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau.

 

Xuất phát từ thực tế đó, đào tạo nghề, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngay trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động đang là mục tiêu mà huyện hướng đến. Để thực hiện được mục tiêu đó, từ nhiều năm nay huyện đã xác định gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ.

 

Ngay từ đầu năm, huyện đã triển khai điều tra, khảo sát tại 85 thôn, xóm để nắm được số liệu cụ thể về người lao động, đồng thời, tiến hành điều tra, rà soát nhu cầu sử dụng tại 42 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Qua đó, nắm được chính xác nhu cầu lao động của các DN để có kế hoạch đào tạo cụ thể. Trong năm 2012, huyện  đã mở được 10 lớp đào tạo nghề cho 315 lao động, trong đó chủ yếu là các nghềà phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Cũng theo đồng chí Đinh Hải Nam, để nâng cao hiệu quả dạy nghề, đặc biệt, để đảm bảo việc làm cho lao động, huyện đã chủ động ký kết với các doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn và truyền nghề cho lao động bằng hình thức học và thực hành ngay tại xưởng. Từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp với các đơn vị như Công ty TNHH Mai Bình, Công ty TNHH Minh Thắng, UBND xã Hợp Thịnh, Trạm KN-KL huyện, Bộ CHQS tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh... đào tạo các nghề chẻ tăm hương, làm chổi chít, chăn nuôi, trồng trọt, trồng hoa, cây cảnh, trồng rau sạch, hàn, xây dựng, sửa chữa xe gắn máy cho gần 2.000 lao động, trong đó gần 100 lao động bị thu hồi đất được đào tạo các ngành nghề phù hợp. Với việc doanh nghiệp trực tiếp đứng ra giảng dạy theo hình thức thực hành tại chỗ, người lao động vừa nắm vững được kiến thức, đồng thời vừa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm thường đạt từ 85-  90%. Cụ thể, Công ty TNHH Minh Thắng mở được 8 lớp làm chổi chít xuất khẩu với gần 300 học viên tham gia, 90% là lao động nữ và 85% lao động được đào tạo vào làm việc tại các cơ sở chổi chít của doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định.  Trung tâm dạy nghề Bộ CHQS tỉnh mở 2 lớp dạy nghề hàn điện cho gần 100 lao động, 60% lao động động sau khi học xong được các DN trên địa bàn nhận vào làm việc; ký kết với cơ sở làm chổi chít xuất khẩu xã Dân Hạ mở 2 lớp dạy nghề làm chổi chít cho lao động tại xã Hợp Thịnh, 100% lao động học xong được cơ sở nhận vào làm việc có thu nhập ổn định từ 2 triệu đồng trở lên....

 

Ngoài ra, huyện cũng đã phối hợp với ngân hàng CSXH huyện triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Trong năm đã giải quyết cho 57 dự án vay với tổng kinh phí 790 triệu đồng, từ nguồn vốn vay này đã giải quyết việc làm cho 57 lao động. Trong đó, chủ yếu là các dự án về phát triển TTCN, dịch vụ.

 

Chính nhờ các giải pháp đồng bộ trong công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề theo địa chỉ, huyện đã tạo được nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cho các DN, đơn vị đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của dự án đầu tư nhưng quan trọng hơn là góp phần thực hiện thành công mục tiêu an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Năm 2012, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.250 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7%, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 12 triệu đồng/người/năm.

 

 

                                                                      Phương Linh

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục