Con dâu và các cháu, chắt luôn gần gũi chăm sóc mẹ.

Con dâu và các cháu, chắt luôn gần gũi chăm sóc mẹ.

(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 4, chúng tôi trở lại vùng đất Chí Đạo (Lạc Sơn) để tìm về nhà mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Triều. Mẹ Triều sinh ngày 10/3/1913, năm nay, mẹ tròn 100 tuổi. Con trai mẹ, liệt sĩ Bùi Văn Nhỏn, sinh năm 1941, hy sinh ngày 12/5/1969 tại mặt trận phía Nam.

 

Tiếp đón chúng tôi là bà Quách Thị Lan và anh Bùi Văn Bin, con dâu, cháu nội của mẹ. Bà Lan năm nay đã 73 tuổi và anh Bùi Văn Bin cũng đã bước sang tuổi 49. Trong cái nóng oi ả đầu hè, không khí tĩnh lặng và đầy âu lo bao trùm nếp nhà tình nghĩa, bà Lan rơm rớm nước mắt: “Từ sau Tết Quý Tý đến giờ, bà yếu lắm, hơn chục ngày nay không tự đi lại được. Mỗi bữa chỉ ăn được mấy thìa cháo. Hơn 1 tháng qua, suốt ngày đêm, hết con đến cháu, chắt thay nhau túc trực để chăm sóc bà”.

 

Dù đã rất yếu nhưng mẹ Triều vẫn cố ngồi dậy chuyện trò. Hồi ức của mẹ giúp chúng tôi trở lại thời điểm cách đây 45 năm, những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó cũng là thời điểm người con trai duy nhất của mẹ lên đường nhập ngũ. Sau đó là những tháng ngày đằng đẵng, thấp thỏm trong chờ đợi và tháng 5/1971, gia đình nhận được tin dữ, con trai mẹ đã “Anh dũng hy sinh tại mặt trận phía Nam”.

 

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 8/1968, anh Bùi Văn Nhỏn đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Lúc đó anh 27 tuổi, vợ chồng anh đã có với nhau ba mặt con là Bùi Văn Bun, 6 tuổi, Bùi Văn Bin, 4 tuổi, Bùi Thị Nhưn, 1 tuổi và vợ anh đang mang thai cô con gái út Bùi Thị Bích Thủy. Nhập ngũ, anh được biên chế vào Trung đội 2, Đại đội 2, Tiểu đoàn 494, Trung đoàn 4, Sư đoàn 320B và cùng đồng đội huấn luyện 3 tháng tại xóm Trác, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy). Tuy đơn vị cách xa nhà chưa đầy 30 km, nhưng anh chỉ được về thăm nhà một lần duy nhất với thời gian ngắn ngủi gần 2 tiếng trước khi lên đường vào Nam chiến đấu.

 

Theo lời kể của CCB Bùi Văn Niềm ở xóm Pát, xã Thượng Cốc cùng đơn vị với liệt sỹ Bùi Văn Nhỏn: Đầu tháng 5/1969, đơn vị hành quân đến Quảng Nam và được bổ sung vào biên chế của D2, chi đội Hội An - Quảng Nam. Trong trận chiến khốc liệt với Lữ đoàn 4 thủy quân lục chiến Mỹ, Trung đoàn 51 và Lữ đoàn biệt động 37, 39 ngụy Sài Gòn trên địa bàn vùng cát trống trải ở huyện Duy Xuyên - Quảng Nam, Bùi Văn Nhỏn bị thương ở chân, tay và được đưa về trạm quân y tiền phương. Trong điều kiện chiến tranh vô cùng khó khăn, thiếu thồn, đồng đồng đã hết lòng cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng anh đã hy sinh ngày 12/5/1969.

 

Trong nỗi đau vô bờ bến,mẹ giấu con, giấu cháu chỉ lặng lẽ khóc thầm. Ngày ngày mẹ vẫn cùng con dâu (bà Quách Thị Lan) ra đồng, lên nương, xuống suối, vào rừng kiếm con ốc, củ vớn, củ mài để lo bữa ăn hàng ngày cho đàn cháu thơ dại. Với bản làng, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ là tấm gương để mọi người noi theo về ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng mẹ luôn tích cực ủng hộ phong trào “Thóc không thiếu một cân” với mong muốn được góp phần nhỏ bé cho tiền tuyến lớn để đất nước sớm được thu về một mối, Nam - Bắc một nhà, người dân được sống trong hòa bình.

 

Năm 1975, đất nước thống nhất, từ đó đến nay mẹ cũng ấm lòng hơn khi con cháu đã trưởng thành. Cùng với 4 người cháu nội, mẹ đã có 10 chắt, 6 chít. Ngày thường cũng như những dịp lễ, tết, gia đình luôn xum vầy đầm ấm. Bên cạnh đó, mẹ và gia đình luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Chính những điều đó đã giúp mẹ vơi đi những đau thương mất mát để vươn lên vững vàng trong cuộc sống.

 

Chiến tranh đã lùi xa, hình ảnh người con trai duy nhất ngày ngày vẫn bám riết tâm trí mẹ. Giờ đây, tâm nguyện cuối cùng và mong muốn lớn nhất của mẹ là tìm được hài cốt của anh để đưa về an nghỉ tại quê cha, đất tổ (xóm Be Dưới, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

  

 

                                                                    Đức Phượng

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục