Cán bộ y tế Bệnh viện  Đa khoa huyện Kim Bôi tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ  trong 24h sau sinh.

Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh.

(HBĐT) - Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1985. Cùng với cả nước, năm 1988, tỉnh ta bắt đầu triển khai chương trình TCMR phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao cho trẻ dưới 1 tuổi. TCMR luôn là chỉ tiêu hàng đầu trong công tác y tế với các yêu cầu ngày càng cao về đối tượng, số lượng vắcxin cũng như chất lượng và an toàn tiêm chủng.

 

Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Những năm đầu triển khai TCMR gặp không ít khó khăn về nhân lực, công tác tổ chức cũng như nhận thức của người dân. Song với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ban, ngành, đoàn thể và sự quyết tâm của ngành Y tế, công tác truyền thông... nhận thức của người dân về hiệu quả phòng bệnh bằng vắcxin được nâng cao, hoạt động TCMR được đầu tư và đẩy mạnh. Từ đó, hệ thống y tế dự phòng được củng cố, tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí và công tác xã hội hóa với sự tham gia ngày càng tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong việc TCMR.

Nhiều năm qua, mạng lưới hệ thống y tế trong TCMR được bố trí toàn diện từ tỉnh đến cơ sở. Cứ mỗi buổi tiêm chủng đều có sự tham gia của hàng ngàn cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã, phường và hàng ngàn CTV. Không chỉ tiêm chủng ở cộng đồng mà các cơ sở y tế từ trạm y tế đến Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, huyện đều được chỉ đạo sẵn sàng hỗ trợ và xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm đảm bảo tối đa cho an toàn TCMR. Hiện có 10 loại vắcxin được triển khai thường xuyên trong TCMR. Hàng năm có trên 95% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 90% phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi 15 được tiêm vắcxin phòng uốn ván. Các loại vắcxin khác như cúm, não mô cầu, quai bị, thủy đậu, rubelle, phòng ung thư cổ tử cung, phòng tiêu chảy do rotavirus... được triển khai rộng rãi góp phần làm thay đổi cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Năm 2000, tỉnh đã thanh toán được bệnh bại liệt, tỷ lệ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng như ho gà, bạch hầu, viêm gan virut B giảm rõ rệt.

 

Sau hơn 25 năm triển khai TCMR, kết quả đạt được rất lớn, song, để giữ vững và phát huy thành quả đạt được trong công tác TCMR còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bà Trần Thị ái Hương cho biết thêm: Mạng lưới y tế cơ sở các xã miền núi, vùng cao vẫn chưa hoàn toàn tự đảm bảo được hoạt động chuyên môn về TCMR, trong khi đội ngũ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện còn mỏng nên sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Các vắcxin mới được đưa vào chương trình TCMR cũng ngày càng nhiều khiến cho việc kiểm soát an toàn trong TCMR gặp khó khăn. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu đang làm cho thiên tai có xu hướng cực đoan hơn, vừa làm phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai tiêm chủng. Vì vậy, nếu không duy trì được tỷ lệ và chất lượng tiêm chủng ở mức cao, nguy cơ các bệnh quay trở lại rất lớn.  

25 năm qua, TCMR đã thực sự khẳng định cho một chiến lược đúng đắn mà Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể và mọi người dân trong tỉnh đã quan tâm, đầu tư và dày công tạo dựng. Tỉnh ta đã thành công trong việc đưa dịch vụ tiêm chủng tới từng KDC và đã góp phần quan trọng trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm; đảm bảo an toàn trong chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và với trẻ em nói riêng.

 

                                                                        Hồng Dung

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục