Bệnh nhân đến điều trị bằng Methadone tại cơ sở ở TPHB.

Bệnh nhân đến điều trị bằng Methadone tại cơ sở ở TPHB.

(HBĐT) - Đến cơ sở điều trị Methadone TP Hòa Bình đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nhìn những gương mặt tỉnh táo đang uống thuốc, chúng tôi không ngờ mới chỉ cách đây vài tháng họ còn chìm trong ma túy, vật vã với những mũi tiêm chích. Em H. ở phường Thịnh Lang năm nay chưa đến 30 tuổi nhưng đã có thâm niên nghiện ma túy hơn 10 năm. H. đã từng bị cưỡng chế đi cai nghiện nhưng không thành.

 

Là hàng xóm nhưng H. chưa bao giờ nhận ra và chào tôi cho đến khi tôi gặp H. tại cơ sở Methadone mới đây. Sau hơn 6 tháng điều trị, H. đã dần trở nên khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hay chào hỏi người xung quanh hơn. Hầu hết những người nghiện ma túy đến điều trị tại cơ sở khi được hỏi đều cho rằng, việc điều trị bằng Methadone giúp họ giảm cảm giác thèm, giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, sức khỏe tốt lên. Mặt khác, Methadone dùng bằng đường uống nên giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B và các bệnh khác lây qua đường tiêm chích.

 

Đồng chí Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS  tỉnh, Trưởng cơ sở điều trị Methadone TP Hòa Bình cho biết: Từ ngày 23/10/2012, cơ sở đã tiến hành khởi liều điều trị cho bệnh nhân là những trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn thành phố. Hiện nay, cơ sở đang điều trị cho 209 bệnh nhân (205 nam, 4 nữ). Trong đó, bệnh nhân điều trị liều cao nhất 260 mg, liều thấp nhất 15 mg và 24 bệnh nhân nhiễm HIV, 115 bệnh nhân dò liều, 94 bệnh nhân điều trị liều duy trì. Trước khi điều trị, 100% bệnh nhân sử dụng ma túy qua đường tiêm chích, tần suất 1 – 7 lần/ngày. Độ tuổi sử dụng rất trẻ từ 13 – 38 tuổi. Thời gian sử dụng trước khi điều trị từ 2 – 33 năm. Đa số bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe và chỉ có 2 người có việc làm. Qua hơn 8 tháng tiến hành triển khai điều trị cho thấy kết quả khả quan. Theo báo cáo của Công an tỉnh, tỷ lệ người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm. Các hành vi tạo xung đột gia đình cũng giảm, mối quan hệ trong gia đình được cải thiện. Đáng chú ý, sau khi được điều trị, tỷ lệ người bệnh có việc làm ổn định tăng lên đạt 26%. Tỷ lệ bệnh nhân có test heroin dương tính hàng tháng chỉ từ 22,2 – 35,3%. Bệnh nhân có tinh thần thoải mái hơn trước và yên tâm điều trị, kể cả điều trị ARV; không có trường hợp khởi liều lại.

 

Theo tính toán của cơ quan chức năng, chi phí trung bình ngày/người khi điều trị bằng Methadone 20.000 đồng thay vì tiêu tốn khoảng 300.000 đồng/ngày để mua heroin. Hiện, toàn bộ chi phí điều trị được dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á (Harrp) tài trợ. Điều trị bằng Methadone giúp người nghiện từng bước giảm dần mức độ và tiến tới không lệ thuộc vào ma túy, hồi phục sức khỏe, thay đổi hành vi, lối sống, phục hồi nhân cách. Cùng với đó, người nghiện không còn nỗi lo kiếm tiền bằng mọi giá khi lên cơn thèm thuốc nên giảm tội phạm trong xã hội. Đây cũng là phương pháp điều trị dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Người nghiện chỉ cần đến cơ sở điều trị uống thuốc, tuân thủ nghiêm liều điều trị mà không phải đi cai nghiện tập trung. Người bệnh có thể vừa tham gia điều trị, vừa làm việc bình thường. Với những hiệu quả đã được khẳng định, thời gian tới, mô hình sẽ được nhân rộng ra huyện Mai Châu, nơi có số người nghiện trong hồ sơ quản lý cao.

 

Có được kết quả trên là do chính quyền cơ sở hết sức quan tâm chỉ đạo, động viên kịp thời. Việc điều trị đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện và gia đình họ. Ban xét chọn bệnh nhân các tuyến làm việc hiệu quả. Công an từ cấp tỉnh đến xã, phường vào cuộc tích cực. Cơ sở nhận được sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật của các chuyên gia. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Methadone cũng gặp không ít khó khăn. Theo đông chí Lâm Ngọc Tĩnh, đây là chương trình mới nên chưa có quy định cụ thể, chi tiết cho việc triển khai hoạt động. Mặt khác, việc kỳ thị, phân biệt, đối xử của người dân với các vấn đề liên quan đến HIV, ma túy vẫn khá nặng nề. Công tác đảm bảo ANTT trong khu vực điều trị, thiếu cán bộ và một số thiết bị. Đến năm 2015, Dự án Harrp sẽ kết thúc và không còn hỗ trợ chi phí đang đặt ra vấn đề về tính bền vững của hoạt động. Trước khó khăn đó, đơn vị đã xây dựng Đề án hoạt động, chia thành 2 giai đoạn (còn dự án và hết dự án). Theo đó, khi hết dự án đề xuất việc điều trị thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

 

                                                                                         

                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục