Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc trao đổi kỹ năng truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh với cán bộ dân số các xã, thị trấn.

Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc trao đổi kỹ năng truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh với cán bộ dân số các xã, thị trấn.

(HBĐT) - Hiện nay, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ huyện Đà Bắc là 1,98, tốc độ tăng dân số được khống chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn gần 1%, tỷ lệ sinh con thứ 3 luôn dưới 5%... Tuy nhiên, chất lượng dân số của huyện đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia).

 

Theo kết quả lấy máu xét nghiệm học sinh THPT có độ tuổi tiền hôn nhân trên địa bàn có tới 17% trong tổng số 1.051 người được xét nghiệm mang gen bệnh. Khi cả bố và mẹ mang gen bệnh, nguy cơ sinh ra con mắc bệnh nặng cao vì di truyền cho con mang hai gen bệnh của cả hai người. Bệnh tan máu bẩm sinh có những biểu hiện như nặng thì trẻ sau khi sinh bị thiếu máu, vàng da, biến dạng xương (thể hiện rõ ở khuôn mặt) và các dấu hiệu khác, nhất là chậm phát triển về thể chất, chiều cao, cân nặng

 

Theo đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ, nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng về tim, gan, hệ thống nội tiết và chết sớm. Điều trị bệnh này khá nan giải, nếu bệnh nặng và vừa thì phải truyền máu, thải sắt suốt cuộc đời mà việc này đòi hỏi chi phí cao, tốn kém, hiệu quả lại không cao, cộng với nữa là tuổi thọ thấp. Chi phí dụng cụ, khám bệnh mất khoảng 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hầu hết những gia đình có người mắc bệnh kinh tế khó khăn. Nhưng nếu được điều trị tốt một số trường hợp chỉ sống đến hơn 20 tuổi, không được điều trị chỉ sống dưới 10 tuổi. Điều đáng nói là nếu được chữa trị kéo dài sự sống, người bệnh cũng chỉ còn cách sống chung với bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là nam, nữ mang gen ẩn bệnh tan máu bẩm sinh không kết hôn với nhau. Nếu đã kết hôn cần theo dõi chặt chẽ và sàng lọc trước sinh vì đứa trẻ sinh ra bình thường chiếm 25%, tuy nhiên, việc chẩn đoán, sàng lọc trước sinh rất tốn kém và nhiều tai biến.

 

Từ những khó khăn đó, việc tuyên truyền các đối tượng thanh niên, vị thành niên về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh của bệnh tan máu bẩm sinh là cần thiết. Từ năm 2012, mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia” được triển khai tại 9 xã, đến nay, mô hình được nhân rộng ra 11 xã, thị trấn còn lại. Mỗi xã, thị trấn đã thành lập được 3 CLB tiền hôn nhân, mỗi CLB có khoảng 15-20 thành viên là các đối tượng vị thành niên, thanh niên và những người quan tâm đến bệnh thalassemia. CLB sinh hoạt định  với nội dung tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh và CSSKSS/KHHGĐ. Xã Toàn Sơn có 3 CLB đặt tại xóm Phủ, xóm Cha và xóm Chúc Sơn, Tân Sơn. ông Lý Xuân Tý, Chủ nhiệm CLB tiền hôn nhân xóm Cha cho biết: Từ khi CLB được thành lập, không chỉ có thành viên trong CLB mà người dân trong xã đã hiểu được nguyên nhân và hậu quả của bệnh thalassemia, nhận thấy việc xét nghiệm trước khi kết hôn là rất quan trọng để phòng, tránh bệnh.

 

Bên cạnh đó, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên tại cộng đồng thông qua các hoạt động như treo pa nô, phát tờ rơi, tuyên truyền qua hệ thống TT-TH huyện, lồng ghép vào các cuộc họp. Các xã, thị trấn cũng phát huy hiệu quả của hệ thống loa, đài thôn, xóm, huy động CTV dân số và các hội, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, vận động theo nhóm, vận động trực tiếp tại hộ gia đình. “Với mục tiêu 70% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được cung cấp thông tin và tư vấn các nội dung phòng bệnh thalassemia và CSSKSS/KHHGĐ, huyện tiếp tục huy động các cấp, chính quyền và tổ chức chính trị cùng vào cuộc nhằm cải thiện chất lượng dân số góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH”  - Bà Quản Thị Biên, Giám đốc TT DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc khẳng định.

 

 

                                                               Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục