Khắc phục hậu quả sau bão.

Khắc phục hậu quả sau bão.

(HBĐT) - Sáng nay 11-11, tại Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cùng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương đã họp với lãnh đạo và các ngành chức năng của TP Hải Phòng đánh giá bước đầu công tác phòng, chống bão số 14, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và những giải pháp ứng phó với hoàn lưu sau bão.

 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, sáng nay (11-11), vùng tâm bão số 14 đã đi vào khu vực các tỉnh Hải Phòng - Quảng Ninh. Hồi 9 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ vĩ bắc; 107,1 độ kinh đông, trên khu vực biên giới Việt - Trung, hướng vào đất liền phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc vịnh Bắc bộ sáng nay, còn có gió mạnh cấp 6-7, riêng vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng (bao gồm các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió cấp 8-9, giật cấp 10, cấp 11.

Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh, thành phố phía bắc, hiện chưa có thiệt hại về người. Nhưng bão số 14 đã gây một số thiệt hại ban đầu như: đổ cột ăng- ten truyền hình tại TP Uông Bí, làm sáu ngôi nhà bị sập, 111 ngôi nhà bị tốc mái, sáu bè dịch vụ và khoảng 20 tàu thuyền nhỏ bị hư hỏng, chìm tại Quảng Ninh; một số tuyến đê, kè biển tại Hải Phòng, Nam Định bị hư hại, nhiều diện tích lúa và cây vụ đông bị hư hỏng...


Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã biểu dương các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân các tỉnh, thành phố phía bắc trong vùng chịu tác động của bão số 14 đã luôn cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với đường đi bất thường của bão số 14, khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vận động và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đối phó với diễn biến bất thường của bão, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do bão.

Phó thủ tướng cũng đánh giá cao công tác dự báo bám sát diễn biến cơn bão của cơ quan khí tượng thủy văn, sự tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng trong thông tin diễn biến tình hình của bão kịp thời và tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống bão; sự tham gia có hiệu quả của lượng lượng quân đội, công an, bộ đội biên phòng trong công tác chống bão, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong bão; đặc biệt, công tác kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên biển về nơi tránh trú an toàn trước khi bão đổ bộ, việc neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, kho tàng, quản lý, vận hành hồ chứa nước, sơ tán hơn 88 nghìn dân trong vùng nguy hiểm... được thực hiện khá tốt.

Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại do bão và khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng do bão ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất, cứu hộ tàu thuyền còn đang nguy hiểm. Phó Thủ tướng cũng nhắc nhở các bộ, ngành, các địa phương cần rà soát, bổ sung các phương án đối phó, đánh giá, rút kinh nghiệm trong phòng, chống các cơn bão lớn, dị thường; chú ý các phương án bảo đảm an toàn về tính mạng con người, an toàn có tính bền vững đối với các hồ chứa...

Như tin đã đưa, trước diễn biến phức tạp của bão số 14, vào lúc hơn 23 giờ đêm 10-11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã dẫn đầu Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đến kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão tại khu vực biển Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Đi cùng Đoàn có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

 

 

                                                           Theo Báo ND

 

  

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục