Hầu hết diện tích chuồng trại trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được phun tiêu độc khử trùng môi trường giúp nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.

Hầu hết diện tích chuồng trại trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được phun tiêu độc khử trùng môi trường giúp nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.

(HBĐT) - Trong những các tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014, tình hình thời tiết dự báo diễn biến phức tạp, có thể có rét đậm, rét hại. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, trạm thú y các huyện, thành phố đã tăng cường tuyên truyền tới người dân về việc dự trữ thức ăn vụ đông, chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi, nhất là cần có biện pháp quản lý chăn dắt phù hợp với đại gia súc nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do yếu tố thời tiết.

 

Cùng với đó, các cấp, ngành phối hợp đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dịch, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Cơ quan chuyên môn phổ biến các biện pháp phòng - chống, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn, cách phát hiện, báo cáo dịch, biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm bệnh… giúp nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong phòng, chống dịch.

 

Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh nguy hiểm như LMLM, cúm gia cầm đã xảy ra tại địa bàn. Các loại bệnh khác trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, tiên mao trùng ở trâu, bò, niucatxơn ở gia cầm, dại ở đàn chó… phát ở một vài địa phương. Thú y cơ sở đã thực hiện các biện pháp khống chế, ngăn chặn kịp thời, không để ổ dịch lây lan rộng. Đối với dịch tả vịt trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, hộ chăn nuôi cũng đã được hỗ trợ tiêm phòng và áp dụng các biện pháp chống dịch. Đáng lưu ý là nguy cơ bùng phát dịch tụ huyết trùng, tai xanh ở vụ đông – xuân này. Lo ngại hơn bởi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh trên đàn trâu, bò, lợn ở các địa phương trong tỉnh hiện còn thấp. Chính vì vậy, hàng năm, trên địa bàn còn xuất hiện các ổ dịch tụ huyết trùng lẻ tẻ, gây thiệt hại về kinh tế với hộ chăn nuôi. Thêm vào đó, nhận thức của không ít hộ chăn nuôi về tiêm phòng, vấn đề an toàn dịch bệnh còn hạn chế dẫn đến tình trạng chưa chấp hành Pháp lệnh Thú y, không tiêm phòng một số vắcxin phòng bệnh, hộ phải mất phí như tụ huyết trùng, dại…

 

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vụ đông - xuân 2013 – 2014, lực lượng thú y đã chủ động giám sát đến tận hộ, cơ sở chăn nuôi để phát hiện, xử lý sớm các ổ dịch phát sinh. Giao trách nhiệm giám sát dịch cho chính quyền cơ sở và nhân viên thú y, đồng thời vận động các tổ chức, đoàn thể và nhân dân cùng tham gia giám sát dịch. Triển khai từ đầu tháng 11, 11 huyện, thành phố đã đồng loạt tổ chức chiến dịch phun khử trùng, tiêu độc phòng bệnh cho đàn vật nuôi và đôn đốc kiểm tra công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi và hộ dân. Theo kế hoạch, chiến dịch sẽ kết thúc trong tháng 11 với lượng thuốc hỗ trợ 2.000 lít sẽ phun tiêu độc, khử trùng cho tổng diện tích chuồng trại, khu vực chăn nuôi khoảng 2 triệu m2.

 

Ngoài đẩy mạnh công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường chuồng trại và nơi có nguy cơ phát sinh dịch cao, các chốt kiểm dịch tạm thời duy trì kiểm soát, kiểm dịch vận chuyển, cấm nhập gia súc, gia cầm từ các tỉnh đang có bệnh dịch và địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có nguồn gốc. Trạm thú y các huyện, thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm vụ đông - xuân, triển khai xong đợt tiêm phòng LMLM cho đàn gia súc của 7 huyện theo chương trình quốc gia, phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt từ 80% tổng đàn trở lên.

 

                                                                

                                                          Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục