Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn họp triển khai công tác truyền thông dân số trên địa bàn.

Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn họp triển khai công tác truyền thông dân số trên địa bàn.

(HBĐT) - Thời gian gần đây, công tác DS/KHHGĐ của huyện Lương Sơn nổi lên tình trạng sinh con thứ 3; tình hình tảo hôn gia tăng cùng với đó là bệnh tan máu bẩm sinh chưa được giải quyết dứt điểm... Để thực hiện thành công công tác dân số, điều quan trọng là hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác DS/KHHGĐ trong chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Cùng với thực hiện các hoạt động, chương trình, xây dựng mô hình điểm, công tác truyền thông luôn được chú trọng góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về DS/KHHGĐ vào cuộc sống.

 

Thực hiện kế hoạch truyền thông dân số, ngay từ đầu năm, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch đến tất cả các đối tượng trên địa bàn một cách có hiệu quả. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác dân số được Trung tâm kịp thời gửi đến Ban DS xã, thị trấn trên địa bàn. Theo đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn, công tác truyền thông, giáo dục về DS/KHHGĐ phải được thực hiện bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác dân số và triển khai tới 100% xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, tuyên truyền, giáo dục đã tập trung chủ yếu vào các vấn đề: thực trạng công tác DS/KHHGĐ hiện nay, CSSKSS, can thiệp và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bệnh tan máu bẩm sinh, hạn chế nạn tảo hôn...

 

Ngay từ đầu năm, Trung tâm đã phối hợp với các ngành triển khai có hiệu quả công tác truyền thông dân số. Hàng tháng, đài PTTH huyện xây dựng chuyên mục tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số, nêu những tấm gương điển hình, phòng VH-TT tuyên truyền, cổ động qua hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, panô; các xã, thị trấn đã truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ. Đồng thời, Trung tâm cũng phối hợp tổ chức được nhiều hội thảo chuyên đề về tình trạng mất cân bằng giới tính, bệnh tan máu bẩm sinh, SKSS vị thành niên; nam nông dân thực hiện tốt DS/ KHHGĐ, biểu dương các cháu học sinh giỏi của hộ gia đình sinh con 1 bề là gái... Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã mở được 5 hội nghị tuyên truyền về Pháp lệnh Dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, phòng bệnh tan máu bẩm sinh và dinh dưỡng cho 200 cán bộ y tế xã, thôn, bản, CTV dân số, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ các xã Cao Thắng, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Thành Lập.

 

Tại các xã là điểm “nóng” của tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, Trung tâm đã xây dựng mô hình xã giảm nhanh số người sinh con thứ 3 trở lên, cụ thể đã xây dựng được tại xã Hợp Thanh và Thanh Lương. Tại mỗi xã, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện đã tuyên truyền về các vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, hệ lụy của tảo hôn, Pháp lệnh Dân số; hướng dẫn CTV dân số cách phân loại đối tượng, điều tra các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và tổ chức cho các cặp đã sinh đủ 2 con ký cam kết không sinh con thứ 3.

 

Thời gian qua, công tác truyền thông dân số đã đạt được những hiệu quả đáng mừng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm từ 1,78% (năm 2012) xuống còn 1,3%, tỷ số giới tính khi sinh đã ổn định 94 bé trai/100 bé gái (năm 2012 là 116/100). Đồng chí Phạm Văn Quân cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chính sách về dân số; đa dạng các hình thức truyền thông và truyền thông có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng, duy trì các mô hình nhằm nâng cao chất lượng dân số.

 

 

                                                                                                H.N

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục