Các y, bác sỹ Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh khám sức khoẻ định kỳ cho người có H.

Các y, bác sỹ Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh khám sức khoẻ định kỳ cho người có H.

(HBĐT) - Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, đến hết năm 2013, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 2.043, trong đó, 799 người tử vong do AIDS, 586 người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS 658. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, bởi còn không ít đối tượng nhiễm H chưa thể quản lý.

 

Bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Hiện 100% huyện, thành phố và 154 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có người nhiễm HIV. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi, quản lý người nhiễm HIV ở tuyến cơ sở chủ yếu do nhóm cán bộ chuyên trách HIV/AIDS và các CTV đảm nhiệm. Trong năm 2013, Trung tâm đã tổ chức tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở và truyền thông trực tiếp cho 41.189 lượt đối tượng nguy cơ cao, nghiện chích ma tuý; phát hàng nghìn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về tác hại của HIV; tổ chức truyền thông trực tiếp cho trên 1.900 người nghiện chích ma tuý, 233 người bán dâm... Chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thuộc các dự án được triển khai trên địa bàn thông qua các nhóm CTV và tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ) đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu tác hại của đại dịch HIV/AIDS đối với cộng đồng. Mặc dù vậy, công tác quản lý người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện, Trung tâm có 1 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện thường xuyên tiếp nhận những đối tượng nghi nhiễm HIV/AIDS đến làm xét nghiệm. Trong năm 2013 đã làm 4.167 xét nghiệm cho người có nhu cầu, trong đó có 346 ca dương tính với virus HIV, song trên 200 đối tượng không để lại tên, tuổi, địa chỉ, từ chối đến điều trị tại các cơ sở y tế dành cho người có H trên địa bàn.

 

Cũng theo Trung tâm này, trung bình mỗi năm, Trung tâm xét nghiệm từ 5.000- 7.000 trường hợp, trong đó có 5- 7% ca dương tính với HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ giới thiệu điều trị thành công chỉ chiếm từ 15- 20%, tỷ lệ “mất dấu” chiếm từ 80- 85%. Lý giải cho thực tế đó là hiện nay, đa số người đến tư vấn, xét nghiệm đều trong tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, mặc cảm, không ghi tên, tuổi, địa chỉ thật nên khi cần tư vấn, can thiệp rất khó. Mặt khác, việc quản lý bệnh nhân HIV/AIDS liên quan chặt chẽ tới chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm nên việc khai sai tên, địa chỉ đã gây khó khăn cho công tác quản lý. Cũng theo bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh, mặc dù đội ngũ CTV, TTVĐĐ đã được đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành phòng, chống HIV/AIDS, cung cấp công cụ hoạt động, đào tạo, hỗ trợ tập huấn để có thể tiếp cận được các đối tượng mại dâm, ma túy để truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS nhưng do những người nhiễm HIV tự kỳ thị nên thường giấu tên, giấu bệnh, ngại tiếp xúc, cũng hạn chế hoạt động của đội ngũ CTV, TTVĐĐ. Mặt khác, các đối tượng nguy cơ cao thường xuyên di biến động nên khó khăn trong quá trình tiếp cận. Trong nhiều trường hợp, để xác minh đối tượng có HIV, ngoài nhiệm vụ của lực lượng cán bộ chuyên trách và CTV, cần sự cộng tác của chính những người có H trong rà soát, tiếp cận, tuyên truyền kiến thức về HIV/AIDS trong cộng đồng. Chưa kể đến là tập trung nhóm TTVĐĐ để tổ chức sinh hoạt cũng khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền. Đặc biệt, khi một số chương trình, dự án bị cắt giảm đã gây trở ngại không nhỏ cho công tác phòng- chống, quản lý người nhiễm HIV/AIDS. Trong khi đó, việc “mất dấu” đối tượng có H là thực tế rất đáng quan ngại, gây ảnh hưởng lớn đến phòng- chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

 

“Xây dựng mô hình đa dịch vụ, từ tư vấn, xét nghiệm, đến điều trị... đang được xem là cách làm hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng “mất dấu” người có H. Đây cũng là mô hình mà Trung tâm sẽ hướng đến trong tương lai”- bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh khẳng định.

 

 

                                                                                    Hải Yến

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục