Hộ dân xóm Hạnh Phúc, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh tổng hợp cho đàn gia cầm.

Hộ dân xóm Hạnh Phúc, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh tổng hợp cho đàn gia cầm.

(HBĐT) - Dịch cúm gia cầm hiện đã lan rộng ở 22 tỉnh, thành, trong đó có những tỉnh có vị trí giáp ranh tỉnh ta như Phú Thọ, Thanh Hóa. Là địa bàn cửa ngõ tiếp giáp với Thủ đô, huyện Lương Sơn đang nỗ lực, chủ động ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm dịch cúm gia cầm.

 

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Tề, Phó Chủ tịch UBND huyện, trước tình hình và những tác hại dịch cúm gia cầm gây ra cho các xã, thị trấn, trước tiên huyện tăng cường lãnh, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và toàn thể người dân tham gia phòng-chống dịch. Ngay sau thành lập BCĐ phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, huyện đã xây dựng đồng thời ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên trong BCĐ, ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người. Các cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn đã triển khai các biện pháp phòng - chống khi dịch cúm gia cầm các tỉnh bên ngoài đang uy hiếp.

 

Gần 700.000 con gia cầm là tổng đàn nuôi trong dân, chưa kể số lượng gia cầm nuôi trong các trang trại quy mô của huyện. Vào đầu năm 2013, ổ dịch cúm A/H5N1 bùng phát ở đàn gia cầm nuôi trong dân tại xã Nhuận Trạch đã gây thiệt hại giá trị kinh tế lên đến hàng tỷ đồng. Cùng với tỉnh, huyện đã nỗ lực để khống chế, dập tắt không để ổ dịch lây lan phạm vi rộng. Đây cũng là bài học để cấp ủy, chính quyền và nhân dân có ý thức, chủ động hơn trong phòng - chống dịch cúm gia cầm có thể xâm nhiễm bất cứ khi nào nếu việc kiểm soát gia cầm ra, vào không chặt, người dân không thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch.

 

Hiện, chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại thị trấn Lương Sơn tăng cường kiểm soát, hạn chế thấp nhất tình trạng tránh lọt gia cầm, sản phẩm gia cầm bệnh, không được kiểm dịch vào địa bàn. Lực lượng tham gia trực chốt được huy động gồm cảnh sát giao thông, thú y, QLTT đảm bảo hoạt động kiểm soát, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm 24/24h. Bình quân mỗi ngày, lượng gia cầm được kiểm soát qua chốt khoảng gần 500 con. Bên cạnh đó, công tác giám sát được tăng cường đến tận hộ chăn nuôi. Đội ngũ thú y cơ sở thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong quản lý, vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia cầm, thông tin nhanh và xử lý kịp thời đối với gia cầm mắc bệnh.

 

Từ ngày 25/2 - 25/3, huyện triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng với lượng thuốc gần 450 lít, tổng diện tích chuồng trại, khu vực chợ gia cầm, vùng có nguy cơ cao dự kiến đạt gần 700.000 m2. Trong 1 tháng, đội vệ sinh - phun tiêu độc, khử trùng các xã sẽ hỗ trợ người dân phun thuốc, đồng thời hướng dẫn hộ dân chuẩn bị đủ lượng vôi bột rắc xung quanh khu vực chăn nuôi để phòng bệnh cho đàn gia cầm tốt hơn. Lượng thuốc sát trùng cũng được cấp cho các trang trại nuôi gia cầm tự thực hiện biện pháp phòng dịch bệnh tổng hợp. Các ổ dịch cúm A/H5N1 cũ tại các xã Hòa Sơn, Hợp Hòa, Cư Yên, Nhuận Trạch được lực lượng chức năng tập trung giám sát chặt chẽ.

        

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục