Một dược sỹ trung cấp đang làm việc tại Trạm y tế xã Hào Lý (Đà Bắc).

Một dược sỹ trung cấp đang làm việc tại Trạm y tế xã Hào Lý (Đà Bắc).

(HBĐT) - Trong lĩnh vực y tế ở tỉnh ta có một thực tế đang hiện hữu đó là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn trong tình trạng quá tải, bệnh viện cấp huyện, phòng khám đa khoa khu vực... luôn trong cảnh vắng bệnh nhân. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ niềm tin của người bệnh. Họ tin rằng, bệnh viện tuyến trên có cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề cao hơn.

 

Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở bởi hiện tại, tỉnh ta trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho y tế tuyến cơ sở để đảm đương việc KCB cho nhân dân. Nhằm khắc phục thực trạng này, tỉnh đã xây dựng đề án “Đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2010-2020”,  được thông qua  tại Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND tỉnh. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai, thực hiện, kết quả vẫn ở mức hạn chế.

 

Mục tiêu của đề án là từ năm 2010-2016 sẽ cử được 285 người là các y sỹ  công tác tại tuyến y tế cơ sở (xã, huyện) đi học để đến năm 2020 có thêm 285 bác sỹ tuyến y tế cơ sở. Từ năm 2010 - 2014, cử được 95 người đi đào tạo bác sỹ chính quy theo địa chỉ. Từ năm 2010-2016, cử được 45 dược sỹ trung cấp đang công tác tại tuyến y tế cơ sở đi đào tạo dược sỹ liên thông. Đồng thời, xét chọn 45 người (là học sinh thi trượt đại học khối A đạt điểm sàn và người thi đỗ đại học dược có nguyện vọng tham gia đề án) đi đào tạo dược sỹ chính quy theo địa chỉ. Tổng kinh phí đào tạo dành cho đề án này 27.705 triệu đồng. Các đối tượng tham gia đề án sẽ được hỗ  trợ 50% kinh phí (học phí và đào tạo). Trách nhiệm của người đi học theo đề án là sau khi tốt nghiệp phải trở về tỉnh công tác ít nhất 12 năm với loại hình đào tạo lên thông và 15 năm đối với loại hình đào tạo chính quy theo địa chỉ.

 

Đề án được ban hành mang theo một sự kỳ vọng lớn của ngành y tế nói riêng, các cấp chính quyền của tỉnh nói chung, tuy vậy qua 4 năm triển khai, thực hiện đã bộc lộ rõ sự bất cập dẫn đến hiệu quả đạt được ở mức thấp. Theo báo cáo của ngành y tế tỉnh, tính đến hết tháng 4, mới cử được 85 người đi đào tạo bác sỹ liên thông theo địa chỉ (đạt 54,83% kế hoạch); cử 27 CB đi đào tạo bác sỹ chính quy theo địa chỉ (đạt 36% kế hoạch); cử 6 CB đi đào tạo dược sỹ liên thông theo địa chỉ đạt (14,28% kế hoạch); cử 4 CB đi đào tạo dược sỹ chính quy theo địa chỉ (đạt 13,33% kế hoạch); dược sỹ đại học diện cử tuyển 11 người (đạt 44% kế hoạch); bác sỹ cử tuyển được 64 người (vượt kế hoạch). Những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, thực hiện đã được Sở Y tế phân tích nêu rõ: Theo đề án 151, hàng năm, tỉnh cần lựa chọn một số thí sinh không thi đỗ đại học nhưng có điểm thi đạt điểm sàn trở lên do Bộ GD &ĐT công bố để gửi các thí sinh đi học tại các trường đại học y, dược. Tuy nhiên, trên thực tế, Bộ GD &ĐT  và các trường đại học dược không tuyển những đối tượng này vào học chính thức tại trường. Bên cạnh đó một số học sinh thi đỗ thẳng vào trường đại học dược lại không muốn tham gia đề án (mặc dù Sở Y tế đã gửi thông báo và đăng báo nội dung này). Đối với loại hình đào tạo liên thông (mỗi năm cần đào tạo 40 y sỹ để trở thành bác sỹ) không đạt vì lý do học viên đi thi không đủ số lượng, thí sinh ôn thi tỷ lệ đỗ không cao. Cụ thể, năm 2013 cử 34 y sỹ đi thi nhưng chỉ có 20 người đỗ.

 

Thời gian qua, Ban Văn hóa - xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) đã tổ chức khảo sát, giám sát tình hình thực hiện đề án này tại Sở Y tế và một số huyện, nhiều đại biểu đã có ý kiến cho rằng, nên đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để mọi người dân cùng được biết và tham gia. UBND tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ GD &ĐT và các trường đại học dược về việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh. Tổ chức sơ kết để đánh giá kết quả thực hiện đề án, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tình hình mới.  Ngay trước mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, Sở Y tế đã có văn bản báo cáo kết quả 4 năm thực hiện đề án gửi Thường trực HĐND và UBND tỉnh trong đó có đề xuất, kiến nghị mở rộng đối tượng được hưởng đề án (ngoài những người đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở, cần mở rộng thêm đối tượng là CBCCVC của Phòng Y tế các huyện, thành phố và đơn vị y tế tuyến tỉnh); nâng mức hỗ trợ lên 100% kinh phí học và đào tạo cho những người đã được xét chọn đi học theo đề án. Một đề nghị khác nữa là chuyển kinh phí đào tạo của đề án sang chi trả để thu hút các bác sỹ đã tốt nghiệp đại học y, dược chính quy về công tác tại tỉnh.

 

Những ý kiến phản ánh từ cơ sở cho thấy, cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn tới  triển khai, thực hiện đề án để thực hiện thành công nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

 

 

                                                                               Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục