Bác sỹ phòng khám ngoại trú nhi, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tăng cường các hoạt động khám rà soát, sàng lọc trẻ nhiễm “H” trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Bác sỹ phòng khám ngoại trú nhi, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tăng cường các hoạt động khám rà soát, sàng lọc trẻ nhiễm “H” trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt ở xã Thu Phong (Cao Phong), chưa đầy 3 tuổi, Bùi Thanh T. được phát hiện mang trong mình căn bệnh thế kỷ khi bố, mẹ chết vì nghiện chích ma túy.

 

Sống trong vòng tay cưu mang của ông, bà ngoại đã già, nhận thức về bệnh còn nhiều hạn chế nên sau khi bố mẹ mất nửa năm, thông qua cán bộ chuyên trách về HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, em được đến khám, chữa tại khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khi thể trạng đã có nhiều biểu hiện xấu. “3 năm tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc ARV đủ, đúng liều quy định, đến nay, nhìn vào những chuyển biến tích cực về sức khỏe của cậu bé này, có lẽ ít ai tin rằng lúc mới nhập viện tỷ lệ CD4 giảm xuống rất thấp, dưới 20 tế bào/mm3 (trong khi tỷ lệ này của một người bình thường là từ 500- 1.200 tế bào/mm3)”. Bác sỹ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết.

 

Được sự tài trợ của tổ chức Life Gap, năm 2009, phòng khám ngoại trú nhi, (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được tách ra hoạt động độc lập, từ đó, nơi đây được xem là địa chỉ tin cậy, nơi sẻ chia với mọi bệnh nhi nhiễm “H”. Một đội ngũ gồm 2 bác sỹ, 1 y tá của phòng khám vừa làm nhiệm vụ khám, xét nghiệm, cấp thuốc...,  vừa phải sẵn sàng tư vấn tâm lý cho trẻ nhiễm HIV khi cần bằng thái độ ân cần, chân thành, niềm nở. Họ túc trực 8 tiếng mỗi ngày, đảm bảo phục vụ mọi bệnh nhi đến điều trị. Sau 5 năm hoạt động, phòng khám đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như: việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai có hiệu quả, trên 95% trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV, chấp hành tốt phác đồ điều trị có kết quả âm tính với “H”; hiện có trên 40 trẻ có hồ sơ điều trị tại khoa, trong đó có khoảng 30 trường hợp đang điều trị bằng ARV có sức khỏe tốt; chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhi nào tử vong do nhiễm HIV; đảm bảo 100%  trường hợp tham gia chương trình dự phòng lây truyền mẹ con được cấp bơm kim tiêm, chi phí đi lại, làm các xét nghiệm và cấp sữa hoàn toàn miễn phí...  Tuy nhiên, cũng theo bác sỹ Đinh Thị Diệu, những nỗ lực, kết quả thực tế đó dường như chưa đủ bởi vẫn nhiều người thân của các bệnh nhi chưa nhận thức đầy đủ về bệnh hoặc do tâm lý e dè, mặc cảm đã giấu bệnh, ngăn cản các em đến điều trị tại phòng khám gây không ít khó khăn cho công tác điều trị. Minh chứng cho điều đó là có nhiều em dù đến điều trị nhưng chỉ biết tuân thủ dùng thuốc. Cái khó chỉ nảy sinh khi các em bước vào giai đoạn từ 12- 15 tuổi, nhận thức về việc mình bị bệnh gì? Tại sao phải dùng thuốc?... luôn thường trực trong các em. Vấn đề đặt ra với các y, bác sỹ của phòng khám là làm sao để các em biết được tình trạng bệnh nhưng không bị xáo trộn tâm lý và vẫn chấp hành tốt uống thuốc, tránh tình trạng bỏ thuốc làm tăng yếu tố gây kháng thuốc xảy ra hoặc nhiều trường hợp, các em còn quá nhỏ, hiệu quả điều trị khi đó phụ thuộc hoàn toàn vào sự hợp tác từ phía gia đình nhưng không ít trường hợp người thân hạn chế về nhận thức. Do đó hiện tượng “mất dấu” hoặc bỏ mặc tình trạng bệnh của các em là những trường hợp không hiếm gặp khi tiếp xúc với những gia đình có trẻ nhiễm “H”.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu chia sẻ: 5 năm đi vào hoạt động cũng là từng ấy thời gian chúng tôi liên kết, phối hợp chặt chẽ, mật thiết với phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc  Sơn nhằm rà soát, phát hiện trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, vận động gia đình đưa các cháu đến điều trị sớm, song những nỗ lực đó vẫn là sẽ là muối bỏ bể nếu không có sự hợp tác, đồng thuận từ phía gia đình. Chúng tôi muốn nhắn nhủ với mọi gia đình có trẻ nhiễm “H” rằng, cùng với chính sách bảo mật tuyệt đối về thông tin, giáo dục các em các biện pháp phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng... trẻ nhiễm “H” vẫn ngày ngày được đến trường, được học tập, vui chơi với các bạn cùng trang lứa. Không ít em dù đã biết tình trạng bệnh vẫn luôn lạc quan, yêu đời, giành kết quả tốt trong học tập. Mong rằng các gia đình đừng tước đi cơ hội sống của các em vì những định kiến của chính bản thân mình.

     

 

 

                                                                               H.Y

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục