Bác sỹ phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người có “H”.

Bác sỹ phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người có “H”.

(HBĐT) - Vài năm lại đây, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus HIV (ARV) không còn xa lạ với cộng đồng, đặc biệt là người nhiễm “H”. Minh chứng thực tế là phương pháp điều trị này ngày càng được mở rộng và số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm “H”, ARV còn được xem là biện pháp dự phòng nhiễm HIV hiệu quả, giúp giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, qua quan hệ tình dục... Tuy nhiên, làm sao để nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc ARV, tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.

 

Chúng tôi đến phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vào buổi sáng đầu tuần, đúng lúc có khá nhiều bệnh nhân “H” đến lấy thuốc ARV định kỳ. Thấy sự trao đổi thân tình giữa bác sỹ và người bệnh cảm nhận rõ không khí sôi nổi, vui vẻ giữa họ, có lẽ nhiều người không nghĩ đây là những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Trong số họ, người ít cũng đã có thời gian điều trị bằng ARV được vài tháng, nhiều thì  tới 4- 5 năm. Chị Đinh Thị T. (phường Tân Thịnh, TP. Hòa Bình) cho biết: Khi đến với phòng khám, tôi đã mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, sức khỏe giảm sút trầm trọng, biểu hiện ra bên ngoài là hiện tượng phù mặt, một bên chân, tay, người có vết lở loét...  Sau quá trình điều trị bằng ARV sức khỏe của tôi đã cơ bản ổn định, vết lở loét liền dần. 1 năm duy trì điều trị, tôi đã tìm được việc làm, tái hòa nhập cộng đồng.

 

Theo Trung tâm phòng - chống HIV/AIDS, toàn tỉnh có 714 người điều trị  bằng ARV, trong đó bệnh nhân phải chuyển phác đồ điều trị luôn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, trong 2 năm 2013- 2014, 100% bệnh nhân không phải chuyển phác đồ điều trị trong 12 tháng kể từ khi khởi liều; bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ARV sức khỏe ổn định, nhiều người đã tìm được việc làm ổn định. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là hiện nay vẫn có tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị, không tuân thủ quy định trong dùng thuốc kháng virus HIV (riêng 8 tháng qua là 8 người). Trò chuyện với bác sỹ Nguyễn Thị Thành, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), chúng tôi được biết: Nguyên nhân của việc bệnh nhân bỏ liều điều trị rất đa dạng, có thể do mặc cảm, tự ti, có thể do không hiểu hết tác hại của việc bỏ thuốc...  Để khắc phục tình trạng đó, các y, bác sỹ phụ trách phòng khám, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên làm công tác hỗ trợ điều trị là những người đồng đẳng đã tăng cường tiếp cận, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người bệnh nhằm nâng cao ý thức, hiệu quả điều trị.

 

Bác sỹ Nguyễn Thị Thành khẳng định: Trong 8 tháng qua, tỷ lệ bệnh nhân duy trì nghiêm liều điều trị thuốc kháng virus HIV tử vong rất thấp (dưới 1%). Đây là loại thuốc có khả năng ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất; phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân. Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm. Song, yếu tố tiên quyết giúp đạt được hiệu quả kể trên, đó là người bệnh cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc và phác đồ điều trị do bác sỹ đặt ra.

 

 

                                                                               Hải Yến

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục