Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB) mở lớp dạy nghề may công nghiệp cho học viên tại trung tâm.

Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB) mở lớp dạy nghề may công nghiệp cho học viên tại trung tâm.

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có gần 16 nghìn người khuyết tật (NKT), chiếm 1,65% dân số toàn tỉnh, trong đó, đối tượng khuyết tật xã hội (khuyết tật vận động, nghe nói, khiếm thị, tâm thần) có 13,5 nghìn người, đối tượng thương binh, tai nạn lao động, giao thông có trên 2.000 người. Số NKT còn khả năng lao động 6.720 người, chiếm 44,3% tổng số NKT. Thời gian qua, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT trên địa bàn tỉnh được quan tâm, tạo điều kiện cho NKT hoà nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

 

Thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2013 - 2020 của tỉnh, Chỉ thị của BTV Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ NKT, công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ NKT trên địa bàn tỉnh đã đạt được được những kết quả đáng kể, góp phần làm thay đổi nhận thức, quan niệm của xã hội đối với vấn đề khuyết tật và NKT. Việc hỗ trợ, giúp đỡ NKT được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp, hầu hết NKT được tạo điều kiện thuận lợi phát huy khả năng để phấn đấu vươn lên, tạo lập cuộc sống cho bản thân. Trong đó, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT đã tạo cơ hội cho NKT có việc làm, tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 đơn vị có chức năng dạy nghề cho NKT bao gồm Trung tâm Công tác xã hội và 4 cơ sở bảo trợ xã hội. Trong giai đoạn 2012-2014, thực hiện Đề án 1019 trợ giúp NKT, các lớp dạy nghề cho NKT được tổ chức cơ bản bám sát mục tiêu, các lớp nghề chủ yếu là nghề truyền thống, phù hợp với sức khoẻ của NKT như thêu ren, dệt thổ cẩm, mây-tre đan. Đề án 1956 dạy nghề cho lao động nông thôn lồng ghép đào tạo nghề cho NKT còn khả năng lao động. Trung tâm dạy nghề cho NKT Long Thành (TPHB) đã tổ chức 7 lớp dạy nghề cho 315 học viên với kinh phí đào tạo 700 triệu đồng. Hiện trung tâm có 65 em là NKT đang được nuôi dưỡng và dạy nghề với các nghề như may công nghiệp, sửa chữa xe máy, làm chổi chít, mây - tre đan, thợ mộc, thêu ren bằng tay Sau khi học xong, các học viên cơ bản được bố trí việc làm ở Công ty may 8-3, Công ty may Sông Đà Trung tâm BTXH Minh Đức là cơ sở ngoài công lập tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đã tích cực huy động sự đóng góp từ các Hội, tổ chức xã hội tổ chức dạy nghề thêu ren bằng tay cho 105 học viên với kinh phí 260 triệu đồng. Từ nghề được học, các học viên đều tìm được công việc ổn định, tạo thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hoà (Mai Châu) đã dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho 30 học viên NKT trên địa bàn, tạo việc làm ổn định, thường xuyên. Được hỗ trợ kinh phí 250 triệu đồng để dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của Bộ LĐ -TB&XH, HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc) đã dạy nghề và tạo việc làm cho 60 học viên, trong đó có NKT. Kết thúc khoá học, các học viên có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân từ 800.000 -1, 2 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn. Trên địa bàn các huyện, thành phố chưa có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dành riêng cho NKT, NKT chủ yếu học các nghề truyền thống, ít có cơ hội học các nghề mang tính KH -KT, nếu học cũng khó tìm được việc làm; kinh phí đầu tư dạy nghề cho NKT còn thấp, giáo viên chưa đạt chuẩn, mang hình thức truyền nghề là chính, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm.

 

Để thực hiện tốt công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT, trong thời gian tới, tỉnh chủ trương huy động mọi nguồn lực trong xã hội, thực hiện xã hội hóa hoạt động dạy nghề cho NKT, tạo việc làm cho họ có thu nhập thường xuyên đảm bảo cuộc sống. Đồng thời gắn kết việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị với giải quyết việc làm và dạy nghề thu hút lao động nhàn rỗi, đặc biệt, ưu tiên NKT còn khả năng lao động trong các lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ đô thị và công nghiệp nhẹ; liên kết với các nước xuất khẩu các mặt hàng như mây - tre đan mỹ nghệ, dệt thổ cẩm truyền thống, thêu ren bằng tay với số lượng lớn, giúp NKT có việc làm ổn định, xoá dần mặc cảm với xã hội, có ý thức vươn lên tạo lập cuộc sống, vững tin hòa nhập cộng đồng.

                                                                     

 

 

                                                                         Hà Thu

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục