Hàng năm, Trung tâm Nhân đạo Minh Đức (Lương Sơn) đã phối hợp với Hội Bảo trợ NTT & TMC triển khai mở lớp dạy nghề, tạo việc làm sinh kế hàng trăm người khuyết tật của tỉnh.

Hàng năm, Trung tâm Nhân đạo Minh Đức (Lương Sơn) đã phối hợp với Hội Bảo trợ NTT & TMC triển khai mở lớp dạy nghề, tạo việc làm sinh kế hàng trăm người khuyết tật của tỉnh.

(HBĐT) - Năm 2011 là năm đầu tiên, Hội Bảo trợ NTT & TMC triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi với chương trình tặng 25 con bò giống có tổng trị giá 450 triệu đồng ở xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn). Cho đến nay sau 4 năm được cấp bò, nhờ được hướng dẫn, tư vấn thường xuyên, việc chăm sóc vật nuôi của các hộ hưởng lợi đều thuận lợi. 25/25 con bò đã và đang phát triển khoẻ mạnh và đẻ ra bê con. Đây là nguồn động viên tinh thần, động lực lớn để hộ khuyết tật, trẻ mồ côi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.

 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 17.000 người tàn tật, trẻ mồ côi, chiếm 2,17% dân số, trong đó có 2.247 trẻ mồ côi, khuyết tật và trên 6.000 người tàn tật trong diện mất hoàn toàn khả năng lao động, phải sống nhờ vào sự trợ giúp của xã hội và gia đình. Những năm qua, bên cạnh các hoạt động trợ giúp bằng tặng quà, học bổng, xe đạp, xe lăn, xe đẩy, Hội Bảo trợ NTT & TMC đã vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ cùng với nguồn Quỹ Bảo trợ quyên góp để thực hiện các chương trình hỗ trợ sinh kế thiết thực.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ NTT & TMC cho biết: Một trong những chương trình sinh kế bền vững được Hội thường xuyên duy trì hiệu quả là dạy nghề cho người khuyết tật. Phối hợp cùng Trung tâm Tư thục Long Thành (thành phố Hoà Bình), Trung tâm Nhân đạo Minh Đức (Lương Sơn), Hội đã tổ chức từ 5 - 6 lớp học nghề may, thêu ren truyền thống/năm với số lượng 25 - 30 học viên/lớp. Tham gia học nghề, học viên khuyết tật được hỗ trợ toàn bộ chi phí sinh hoạt, dạy nghề miễn phí và được kết nối việc làm, nhận vào làm việc tại cơ sở dạy nghề theo nguyện vọng với bình quân thu nhập 1,5 triệu đồng – 2 triệu đồng/tháng. Từ chỗ phụ thuộc vào gia đình, nhiều học viên người khuyết tật khi tham gia lớp học đã có thể tự lao động mưu sinh, trở thành thợ lành nghề, có thu nhập nuôi sống bản thân.

 

Đồng thời, để góp phần chia sẻ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong cộng đồng, Hội đã quan tâm trợ giúp bằng việc chăm lo đời sống ăn ở, việc làm và đi lại của đối tượng. Năm 2012, Hội đã phối hợp hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng đường đi lại bằng bê tông cho 3 hộ có người khuyết tật vận động ở phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình). Năm 2014, bằng nguồn kinh phí huy động từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp đã xây dựng 1 nhà tình thương cho hai trẻ mồ côi mẹ của huyện Lạc Sơn với tổng trị giá hỗ trợ 80 triệu đồng.

 

Trong điều kiện tỉnh miền núi, nguồn vận động khó khăn, Hội đã tập trung trợ giúp cho người khuyết tật, trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn về đời sống, nhất là đối tượng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, các xã điểm xây dựng NTM. Năm 2015, trích từ nguồn quỹ Bảo trợ trên 1,6 tỷ đồng, Hội đã triển khai nhiều hoạt động sinh kế: phối hợp với huyện Yên Thuỷ triển khai Dự án nuôi bò sinh sản tại xã điểm xây dựng NTM Ngọc Lương. Bên cạnh số lượng 10 con bò giống đã cấp, Hội còn hỗ trợ các điều kiện về chuồng trại, phối hợp tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi đối với 10 hộ hưởng lợi. Đẩy mạnh chương trình dạy nghề cho người khuyết tật, Hội đã 5 lớp đào nghề may, thêu ren truyền thống cho 215 đối tượng tại Trung tâm tư thục Long Thành và Trung tâm Nhân đạo Minh Đức. Nhờ đó, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống nhóm người yếu thế, góp phần tăng cường nhận thức cộng đồng về phong trào chăm sóc người khuyết tật, trẻ mồ côi.

                                                                 

 

                                                               Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục