Trận mưa lũ ngày 17 - 18/9 khiến bể nước của gia đình bà Hà Thị Hiền (xóm Máy 1, xã Hòa Bình (TPHB) bị sạt xuống đường.

Trận mưa lũ ngày 17 - 18/9 khiến bể nước của gia đình bà Hà Thị Hiền (xóm Máy 1, xã Hòa Bình (TPHB) bị sạt xuống đường.

(HBĐT) - Tại xã Hoà Bình (TP Hòa Bình), trận mưa lũ ngày 17 - 18/9 đã xảy ra hiện tượng lũ quét gây cản trở giao thông và khoảng 3 ha hoa màu bị thiệt hại; trong đó, nghiêm trọng nhất là hiện tượng sạt lở đất, đá taluy dương tại nhiều vị trí trên tuyến đường 433 khiến nhiều hộ dân sống trong tình cảnh nơm nớp nỗi lo bị mất nhà khi mưa xuống.

 

Theo thống kê của UBND xã Hoà Bình, có 7 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng sạt lở đất, tập trung ở các xóm: Máy 1, Máy 3, Máy 4 và xóm Thăng. Hộ bà Hà Thị Hiền, xóm Máy 3 là một trong những hộ đang đứng trước nguy cơ mất nhà nếu liên tục có mưa to. Trận mưa vừa rồi đã làm sân bể và bể nước nhà bà bị sạt xuống lòng đường. Tại vị trí đất của gia đình bà xuất hiện nhiều vết rạn nứt khá sâu và rộng. Không chỉ vậy, xung quanh căn nhà, có nhiều vết nứt, có chỗ rộng đến 10 cm. Bà Hiền ái ngại: “Bên dưới nền nhà giờ toàn là nước, xung quanh thì rạn nứt hết, chỉ một vài cơn mưa to nữa chắc nhà tôi bị cuốn trôi xuống đường”.

 

Nằm ngay liền kề nhà bà Hiền là nhà ông Xa Văn Minh cũng trong tình thế cần phải di rời khẩn cấp vì vị trí sạt lở đã vào đến sát vách gian bếp. Ngoài ra, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy nhiều vết nứt xuất hiện xung quanh căn nhà của gia đình ông, ngay ở nhà chính cũng xuất hiện vết nứt lớn với chiều dài 3, 5 mét. Đây là hai hộ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, hiện cả hai hộ đã di chuyển đồ đạc và đến ở nhờ nhà hàng xóm, người thân. Họ rất lo lắng và bày tỏ nguyện vọng được cơ quan chức năng quan tâm cho di dời về nơi ở mới an toàn hơn.

 

Nằm cách đó không xa, hộ ông Nguyễn Văn Hoà cũng đã thức trắng đêm để “cứu” nhà bếp. Ông Hoà cho biết,  trước đó, việc múc rãnh thoát nước của đơn vị thi công đường 433 đã làm trơ móng và xuất hiện nhiều vết nứt trong nhà bếp của gia đình ông. “Trận mưa mấy ngày trước, nước chảy mạnh, mài mòn vào móng nhà, chúng tôi phải dùng cây chắn đất, nếu không đã đi hết nhà bếp này rồi”, ông Hoà chia sẻ. Ngoài ra, còn có các hộ ông Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Lương (xóm Máy 3), hộ bà Hà Thị Minh (xóm Máy 4) và hộ ông Nguyễn Thế Lục (xóm Thăng) cũng nằm trong danh sách những hộ bị ảnh hưởng lớn từ hiện tượng sạt lở đất sau trận mưa lũ vừa qua.

 

        

    Gia đình ông Nguyễn Văn Hòa bị nứt tường nhà bếp do múc rãnh thoát nước đường 433.

 

Trao đổi về thực trạng trên, đồng chí Tạ Ngọc Doanh, Chủ tịch UBND xã Hoà Bình cho biết: Nguyên nhân của tình trạng sạt lở như hiện nay là do các hộ nằm ở các sườn đồi, cao, dốc nên khi mưa lớn dễ xảy ra hiện tượng sạt lở nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc thi công tuyến đường 433 với nhiều đoạn taluy dương bị cắt cơ, để lâu ngày không được kè chắn nên khi mưa đất bị nhão và trượt xuống.

 

Mưa lũ còn diễn biến phức tạp, ngay sau khi chúng tôi có mặt tại vùng sạt lở, trời lại tiếp tục đổ mưa gây khó khăn cho công tác di chuyển hộ dân đến nơi an toàn, hộ dân lo lắng, bất an. Đồng chí Tạ Ngọc Doanh cho biết: UBND xã đã lập biên bản, đề nghị lên cơ quan cấp trên tiến hành kiểm tra, xem xét, chỉ đạo việc khắc phục. Đồng thời, trước nhu cầu về đất ở của một số hộ phải di dời cấp thiết cần có phương án di dời các hộ dân về khu tái định cư để ổn định cuộc sống. Các hộ bị ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn thì tiến hành kè, chắn taluy để họ yên tâm sinh sống.

 

 

Viết Đào (CTV)

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục