(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn cụ thể quy trình cung cấp dịch vụ, phí dịch vụ chi trả và các nội dung khác có liên quan đối với thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua hệ thống bưu điện.

 

Trước đó, trong tháng 5/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ chi trả “Gói trợ cấp xã hội hợp nhất cho hộ gia đình” qua bưu điện trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” (SASSP).

 

Theo thỏa thuận, trong thời gian thí điểm của Dự án, từ ngày 1/7/2015 đến ngày 30/6/2018, BĐVN sẽ thực hiện chi trả bằng tiền mặt gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho hộ gia đình và thù lao hằng tháng cho cộng tác viên xã hội thuộc Dự án trên địa bàn 4 tỉnh triển khai thí điểm là Hà Giang, Quảng Nam, Trà Vinh và Lâm Đồng.

 

Việc chi trả “Gói trợ giúp xã hội hợp nhất cho hộ gia đình” qua bưu điện, không chỉ tận dụng lợi thế về mạng lưới điểm phục vụ, chất lượng dịch vụ của bưu điện, đảm bảo thuận tiện, nhận đúng, nhận đủ số tiền, đúng thời gian quy định… mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch giữa công tác quản lý và chi trả các chính sách trợ cấp xã hội, đảm bảo an toàn nguồn tiền cũng như công tác thanh quyết toán.

 

Từ năm 2011, BĐVN cũng đã triển khai dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, đến nay đã thực hiện tại 62 tỉnh thành, hơn 2 triệu người hưởng, với tổng số tiền gần 80.000 tỷ đồng/năm. BĐVN cũng đang tham gia thực hiện chi trả bảo trợ xã hội tại 6 tỉnh là Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Hà Giang, Hòa Bình và Lâm Đồng./.

                                                                              

                                                                             PV(TH)

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục