Trẻ em huyện Lạc Thủy tham gia diễn đàn trẻ em tỉnh năm 2015.

Trẻ em huyện Lạc Thủy tham gia diễn đàn trẻ em tỉnh năm 2015.

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Lạc Thủy có khoảng 17.000 trẻ em từ 0 - 16 tuổi, trong những năm qua, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em trên địa bàn vẫn còn một số khó khăn nhất định. Số trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại vẫn còn, trẻ em mắc đuối nước ngoài cộng đồng chiếm tỷ lệ cao (năm 2014, huyện có 4 trẻ em bị đuối nước), một số gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm chăm sóc con em mình...

 

Đặc biệt là công tác xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em. Bà Đỗ Thị Thu Huệ, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thủy cho biết: Những năm gần đây, kinh phí hoạt động cho chăm sóc, giáo dục trẻ em đều dựa vào nguồn ngân sách của huyện cấp (năm 2015 được cấp 20 triệu đồng), quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện không xây dựng được vì nhiều lý do, trên địa bàn huyện không có nhiều doanh nghiệp để kêu gọi ủng hộ, bên cạnh đó, hàng năm có nhiều loại quỹ mà CB-CNVC-LĐ và nhân dân phải ủng hộ như quỹ đền ơn - đáp nghĩa, vì người nghèo, khuyến học... nên quỹ bảo trợ trẻ em rất khó kêu gọi. Điều đó dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn.

 

Theo thống kê của huyện, trên địa bàn vẫn còn trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại tại các xã Phú Thành (nghề mài đá cảnh), An Bình, Đồng Tâm (trẻ phải theo bố mẹ làm nương, đồi nặng nhọc)...  Lý giải nguyên nhân vẫn còn hiện tượng trên là do một số gia đình hoàn cảnh khó khăn nên con em mình phải lao động sớm, không phù hợp với lứa tuổi. Trước thực trạng đó, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn điều tra, thống kê trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại để nắm tình hình, xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ trên địa bàn nói chung, chăm sóc trẻ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Hiện, toàn huyện có 113 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, số trẻ này thường xuyên nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền. Mặc dù quỹ trẻ em không xây dựng được, ngân sách cấp cho hạn chế nhưng vào các dịp Trung thu, Quốc tế thiếu nhi 1/6, huyện vẫn tổ chức được các đoàn đến thăm hỏi, động viên trẻ em khó khăn trên địa bàn. Ngoài ra, huyện còn tổ chức cho trẻ em tham gia các hoạt động liên quan đến trẻ do tỉnh tổ chức như diễn đàn trẻ em các cấp, phòng LĐ-TB&XH phối hợp với các phòng GD & ĐT, huyện Đoàn tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích cho trẻ em trên địa bàn.

 

Mặc dù khó khăn trong xây dựng được quỹ bảo trợ trẻ em nhưng vào dịp tết, lễ, các KDC đã cùng chung tay ủng hộ tổ chức hoạt động VH-VN, TD-TT. Đặc biệt là dịp Trung thu vừa qua, mỗi gia đình đã ủng hộ từ 20.000 - 50.000 đồng tổ chức vui hội trăng rằm cho trẻ em trên địa bàn. Toàn huyện có gần 100% KDC đã tổ chức được hoạt động vui chơi, liên hoan, tặng quà cho trẻ em... Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa giúp trẻ có được sân chơi lành mạnh và thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng dân cư cho thế hệ trẻ.

 

Ngoài ra, khắc phục hạn chế về kinh phí truyền thông, các xã, thị trấn lồng ghép tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại các cuộc họp xóm, chi bộ hoặc thông qua hệ thống loa đài, đặc biệt là tăng cường quản lý, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục. Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Huệ, trong thời gian tới, để khắc phục khó khăn xây dựng quỹ trẻ em, phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, gửi thư kêu gọi đến cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm hướng đến xây dựng cho trẻ em một môi trường sống an toàn, lùành mạnh.

 

                                                                                       

                                                                              Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục