Chi bộ xóm Chông,  xã Đông Lai (Tân Lạc) vận động nhân dân xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc, chấm dứt tình trạng chăn thả rông.

Chi bộ xóm Chông, xã Đông Lai (Tân Lạc) vận động nhân dân xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc, chấm dứt tình trạng chăn thả rông.

(HBĐT) - Khi triển khai xây dựng mô hình dân vận khéo (DVK), ngoài việc quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến cơ sở, Ban Dân vận Huyện ủy Tân Lạc phân công từng đồng chí lãnh đạo, cán bộ phụ trách xuống cơ sở lựa chọn, hướng dẫn, xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm từng địa bàn. Đồng thời, thực hiện tốt việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình. Hiện nay, huyện Tân Lạc có 205 mô hình DVK, trong đó có 88 mô hình phát triển kinh tế, 64 mô hình công tác xã hội, 30 mô hình AN-QP, 23 mô hình xây dựng hệ thống chính trị.

 

Trên lĩnh vực kinh tế, Ban Dân vận Huyện ủy chỉ đạo mỗi cơ sở xây dựng mô hình điểm về kinh tế trang trại, kết hợp với trồng cây ăn quả, mô hình sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất cao. Tiêu biểu có mô hình: nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo; trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh ở xóm Đông, xóm Bào, xã Thanh Hối; cánh đồng thu nhập cao trồng mướp đắng, bí xanh tại thị trấn Mường Khến; cải tạo vườn tạp trồng bưởi tại xóm Đồng Tiến, xã Đông Lai; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao ở các xã, thị trấn trong huyện... Nhiều mô hình đã được nhân rộng trong phạm vi toàn huyện như: trồng mía tím các xã Phú Vinh, Trung Hòa, Mỹ Hòa; trồng khoai lang giống mới ở xóm Bát, Bưởi, Tằm, xã Phú Cường; su su lấy ngọn xã Quyết Chiến, Nam Sơn; nuôi cá lồng ở Ngòi Hoa... Các mô hình DVK này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

 

Dân vận khéo trên lĩnh vực QP-AN, LLVT đã mang lại hiệu quả tích cực từ việc xây dựng các mô hình thiết thực, gắn với từng địa bàn cụ thể và xây dựng có hiệu quả như: Mô hình thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh nông thôn của Công an huyện; xây dựng làng văn hóa QP-AN xóm Lũy, xã Phong Phú; làm đường GTNT trong khu vực phòng thủ của Ban CHQS huyện; KDC tự quản về ANTT các xã Mãn Đức, Tử Nê, Nam Sơn... Do đó đã huy động được sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn.

 

Chia sẻ về kinh nghiệm làm công tác dân vận, ông Hà Văn Đoàn, Bí thư chi bộ xóm Xôm, xã Nam Sơn cho biết: “Khi xây dựng mô hình DVK, cán bộ dân vận của thôn đến từng nhà, từng ngõ tuyên truyền, vận động nhân dân với phương châm “mưa dầm thấm sâu”. Ban công tác mặt trận phối hợp cùng các thành viên tổ dân vận thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xây dựng, củng cố mối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời tổ chức tốt  hoạt động của các tổ liên gia tự quản, tổ hòa giải ở cơ sở, duy trì vận động nhân dân thực hiện tốt những nội dung quy ước, hương ước của thôn; giải quyết kịp thời đơn, thư, những kiến nghị, thắc mắc của nhân dân. Vì vậy, nhiều năm nay trong thôn không có người mắc các tai, tệ nạn xã hội, không có đơn - thư khiếu nại, tố cáo, không xảy ra khiếu kiện đông người, vượt cấp. Tình hình an ninh nông thôn luôn được đảm bảo, giữ vững”.

 

Đồng chí Bùi Đức Dị, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy cho biết: “Huyện Tân Lạc đã triển khai xây dựng các mô hình dân vận trên nhiều lĩnh vực từ khoảng thời gian khá dài, đến khi phát động chương trình xây dựng NTM, các mô hình này càng phát huy hiệu quả hơn nữa. Những cán bộ làm công tác dân vận từ huyện đến các xóm đã nâng cao tinh thần trách nhiệm và có điều kiện phát huy sự sáng tạo, đưa ra những cách làm hay, hiệu quả. Có thể nói, công tác dân vận góp phần to lớn trong việc huy động sức người, sức của và sự tham gia tích cực của nhân dân vào công cuộc xây dựng NTM của huyện. Đến nay, toàn huyện có 15.450 hộ/20.065 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm 77%; có 114/133 cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa, đạt 85,7%. Huyện vận động xây dựng quỹ “Vì người nghèo” được hàng trăm triệu đồng/năm. Nhân dân đóng góp xây dựng, tu sửa được trên 44 km đường liên thôn, cầu, cống các loại với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng”...

 

 

 

 

                                                                    Thu Hường

                                                         (Ban Dân vận Tỉnh ủy)

 

 

 

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục