(HBĐT) - Dự kiến tháng 7/2016, tỉnh ta thực hiện khám, chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS bằng BHYT theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cũng như cán bộ y tế lo lắng về khám - chữa bệnh (KCB) HIV/AIDS bằng BHYT sẽ lộ thông tin của bệnh nhân HIV. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đưa một số quy định trong Luật Phòng - chống HIV/AIDS và văn bản về điều trị HIV/AIDS để bạn đọc quan tâm đến vấn đề này nắm bắt thông tin.

Theo quy định tại Điều 8, Luật Phòng - chống HIV/AIDS, những hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết về việc một người bị nhiễm HIV mà chưa được sự đồng ý của người đó thì bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được quy định tại Điều 30, Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Cũng theo quy định tại Điều 30 của luật này, kết quả xét nghiệm HIV dương tính được quyền thông báo cho người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế.

 

Như vậy, việc bảo mật thông tin về quá trình KCB HIV/AIDS đã được quy định, trường hợp cá nhân, tổ chức (bao gồm cả người làm việc tại cơ sở y tế, cơ quan BHXH) vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Thực tế, tỉnh ta hiện đang điều trị cho gần 900 người có HIV tại 3 phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Lạc Sơn, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Mai Châu. Quy trình cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32,ngày 17/10/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV và người phơi nhiễm HIV, các dịch vụ điều trị HIV/AIDS bao gồm cung cấp thuốc, xét nghiệm, tư vấn vẫn đang được các cơ sở y tế thực hiện.

 

Việc người nhiễm HIV có thẻ BHYT khi KCB không làm thay đổi quy trình này, chỉ khác về nguồn kinh phí để chi trả cho các dịch vụ liên quan đến KCB HIV/AIDS là từ quỹ BHYT thay vì từ nguồn quỹ của các chương trình, dự án thông qua hợp đồng giữa cơ quan BHXH với cơ sở y tế.

 

Hiện nay, nhiều trường hợp người nhiễm HIV có thẻ BHYT mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc có bệnh khác kèm theo cũng đang được KCB và được quỹ BHYT chi trả theo quy định. Do đó, sự lo ngại về việc KCB BHYT sẽ làm lộ bí mật của người bệnh là chưa có cơ sở.

 

Hơn nữa, trong Thông tư số15 hướng dẫn KCB BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS ngoài các quy định chung áp dụng đối với người tham gia BHYT còn bổ sung một số quy định góp phần giảm thiểu những tác động của tình trạng phân biệt đối xử hoặc bộc lộ thông tin liên quan đến người nhiễm HIV mà vẫn đáp ứng nhu cầu KCB về HIV/AIDS, cụ thể:

 

Về việc đăng ký KCB ban đầu, người nhiễm HIV tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB BHYT tuyến xã, tuyến huyện mà không phân biệt địa giới hành chính phù hợp với nơi làm việc, cư trú. Trường hợp có nhu cầu, người tham gia BHYT bị nhiễm HIV được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB BHYT có khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS trong địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện.

 

Người tham gia BHYT nhiễm HIV đang KCB tại các cơ sở y tế có điều trị bằng thuốc ARV khi có nhu cầu sẽ được khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS tại cơ sở đó để bảo đảm thuận lợi trong tiếp cận điều trị, duy trì sự ổn định và hiệu quả trong công tác quản lý, chăm sóc, điều trị và phòng - chống HIV/AIDS.

 

Người tham gia BHYT nhiễm HIV được thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu vào đầu mỗi quý theo hướng dẫn của tổ chức BHXH nơi phát hành thẻ BHYT. Như vậy, trường hợp khi tham gia BHYT nếu cơ sở KCB BHYT không phù hợp, người bệnh sẽ được quyền chuyển cơ sở KCB ban đầu phù hợp đối với người bệnh.

 

Hiện nay các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã và đang tư vấn cho bệnh nhân về hoạt động KCB HIV/AIDS bằng BHYT.

Các cơ sở y tế, cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHYT, pháp luật về phòng - chống HIV/AIDS, quy định về KCB HIV/AIDS khi tổ chức KCB và thanh toán chi phí.

 

                                                        

                                                     Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa

                                               (Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh)

                                             

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục