“CLB không sinh con thứ 3” xóm Mương Hạ Trong, xã Định Cư (Lạc Sơn) thường xuyên đến tuyên truyền về  DS - KHHGĐ cho  người dân.

“CLB không sinh con thứ 3” xóm Mương Hạ Trong, xã Định Cư (Lạc Sơn) thường xuyên đến tuyên truyền về DS - KHHGĐ cho người dân.

(HBĐT) - Kinh tế khó khăn, sinh nở nhiều sẽ không có điều kiện nuôi các con ăn học đến nơi, đến chốn. Không có chữ thì không thể vươn lên làm giàu được. Đó là những lý giải về thành tích 10 năm liên tục không có trường hợp sinh con thứ 3 ở xóm Mương Hạ Trong, xã Định Cư (Lạc Sơn).

 

Xóm Mương Hạ Trong có 65 hộ, 312 nhân khẩu, chủ yếu là  dân tộc Mường. Cũng như   các KDC khác trên địa bàn xã, từ   khi Đảng, Nhà nước ra quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 - 2 con, bà con trong xóm rất đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn xảy ra, nguyên nhân là do còn tồn tại quan niệm trọng nam, khinh nữ hay có cặp đôi “vỡ kế hoạch”. Trước thực trạng đó, năm 2006, chi hội phụ nữ xóm đã thành lập “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”.  

Bà Bùi Thị Bành, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm, kiêm cộng tác viên dân số cho biết: “Chúng tôi xác định, hạt nhân của CLB là các cặp đôi không sinh con thứ 3. Ngay sau khi tập hợp các cặp đôi, hàng tháng, CLB tổ chức các buổi tuyên truyền để các cặp đôi nhận thức được những mặt trái của việc sinh nhiều con cũng như phổ biến đến chị em các biện pháp tránh thai. Ngoài ra, CLB tích cực phối hợp với các đoàn thể trong xóm tổ chức các buổi tuyên truyền lồng ghép. Từ đó, nhận thức của người dân có chuyển biến tích cực và hiệu quả đem lại ngoài sự mong đợi với 10 năm liên tục xóm không có trường hợp nào vi phạm”.  

Xóa bỏ “rào cản” về nhận thức, Mương Hạ Trong đã và đang có những sự tiến bộ đáng ghi nhận. Trưởng xóm Bùi Văn Beng phấn khởi: “Từ khi CLB ra đời và hoạt động tích cực, nhận thức của bà con đã thay đổi, không ít gia đình sinh con một bề nhưng chỉ dừng lại ở 2 con. Nhờ đó, 100% cháu trong xóm đến trường đúng độ tuổi quy  định. Xóm không có cháu nào bị suy dinh dưỡng hay mắc vào tai - tệ nạn xã hội. ít con nên nhiều gia đình có điều kiện cho con em học cao đẳng, đại học. Có những cháu đã ra trường và có việc làm ổn định”.  

Kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nên đời sống của bà con ở xóm Mương Hạ Trong còn nhiều khó khăn. “Nếu đẻ nhiều con cái vừa đói chữ, vừa đói ăn. Con nào cũng là con, đẻ ít thì mình có điều kiện kèm cặp, dạy dỗ và nuôi chúng ăn học đến nơi, đến chốn. Có như vậy, sau này, khi trưởng thành, chúng mới có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ” - Chị Bùi Thị Thảo, một người dân xóm Mương Hạ Trong chia sẻ.  

Đánh giá về hiệu quả hoạt động của CLB không sinh con thứ 3 ở xóm Mương Hạ Trong, đồng chí Bùi Văn Chiên, Chủ tịch UBND xã Định Cư cho biết: “Với cách làm hay, hiệu quả của CLB ở xóm Mương Hạ Trong đã lan tỏa đến chi hội phụ nữ 15 xóm trên địa bàn. Nhờ đó, tình trạng sinh con thứ 3 ở xã đã giảm đáng kể”.

 

                                                                    Viết Đào (CTV)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục