Hàng ngàn thanh niên xung phong của tỉnh đã tham gia vận tải lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Hàng ngàn thanh niên xung phong của tỉnh đã tham gia vận tải lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

(HBĐT) - 35 năm đất nước ta sạch bóng quân thù là 35 năm cả dân tộc Việt Nam gồng mình vượt qua bao khó khăn thử thách để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Thời gian có thể xoá mờ vết thương chiến tranh, nhưng không thể xoá mờ niềm tự hào của dân tộc với một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng TNXP nói chung và TNXP tỉnh Hoà Bình nói riêng trên mỗi nẻo đường đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

 

Tự hào là thanh niên xung phong

 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, của Bác, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng nghìn thanh niên các địa phương trong tỉnh đã tình nguyện ra nhập lực lượng TNXP với tinh thần “Ba sẵn sàng” (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần). Ở tỉnh ta có 2 lực lượng gồm TNXP do T. Ư Đoàn huy động và TNXP địa phương do tỉnh huy động thực hiện nhiệm vụ tập hợp thanh niên tham gia chiến đấu tại chỗ, đẩy mạnh sản xuất, mở đường và bảo vệ các chốt giao thông xung yếu. Đồng thời, cũng có hàng trăm TNXP tình nguyện đi các chiến trường B, C, K.

 

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hội cựu TNXP, toàn tỉnh có gần 6.000 TNXP (còn khoảng 2.000 thanh niên chưa tập hợp được), trong đó có trên 1.700 TNXP chống Pháp, 2.165 TNXP chống Mỹ và hơn 1.900 thanh niên xung phong xây dựng CNXH . Với tinh thần “đâu cần thanh niên có”, ở hậu phương, trong suốt những năm tháng chống Mỹ cứu nước, lực lượng TNXP đã phát huy vai trò xung kích cách mạng, sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ nặng nề vừa sản xuất, phục vụ chiến đấu, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu khi cần. Đặc biệt, trên các tuyến đường chiến lược 12B, đường Đà Bắc, chợ Bờ suối Rút… đã in dấu bước chân, mồ hôi, nước mắt và cả những hy sinh mất mát của TNXP trong công cuộc khai phá mở đường. Ở tỉnh ta còn có đông đảo anh em TNXP được giao trọng trách trấn giữa kho quân khí và từ đơn vị TNXP Cù Chính Lan, có nhiều đồng chí đã vinh dự, tự hào hàng ngày được trực tiếp phục vụ Bác Hồ và TW Đảng tại chiến khu Việt Bắc.

 

Nói về vai trò lực lượng TNXP của tỉnh không thể không nhắc đến lực lượng có mặt trực tiếp trên những mặt trận nóng bỏng lửa đạn với phương châm “Nơi chiến trường cần TNXP có mặt, nơi nào có giặc TNXP xuất quân” và “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lai”. Ông Nguyễn Xuân Hiền, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu TNXP tỉnh nhớ lại: Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kẻ địch thường tập trung đánh phá các tuyến đường giao thông huyết mạnh nhằm ngăn chặn quân chi viện, vũ khí, lương thực cho chiến trường Miền Nam, anh em xung phong đã ngày đêm phục vụ quên mình vì thông tuyến đường ra trận. Gian khổ, thầm lặng hơn cả là lực lượng TNXP  dọc con đường Trường Sơn máu lửa. Thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật đe doạ, nhiều nơi chưa từng in dấu chân người qua. Có không ít những đoạn đường ghập ghềnh, hiểm trở, núi cao, vực sâu, ban ngày xe không dám qua, ban đêm xe mới đi nhưng lại không dám bật đèn vì sợ địch phát hiện. Vậy là anh em TNXP đã dũng cảm quấn vải trắng làm cọc tiêu cho xe xác định đúng vị trí để đi, nhờ đó đã góp phần chi viện kịp thời cho Miền nam ruột thịt.”. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, toàn tỉnh có 10 TNXP là liệt sỹ, 166 đồng chí là thương binh, 125 bệnh binh, 10 đồng chí nhiễm chất độc màu da cam…

 

Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã từng viết: “Trong chiến tranh nếu không có TNXP thì bộ đội gặp rất nhiều khó khăn. Tôi luôn coi TNXP như bộ đội, bởi trong phẩm chất của TNXP có phẩm chất của bộ đội cụ Hồ”. Và chính điều này đã trở thành niềm tự hào, nguồn động viên với lực lượng TNXP tỉnh ta để họ tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước.

 

Sống mãi với tinh thần “Ba sẵn sàng”

 

Chiến tranh đã đi qua, nhưng tinh thần sẵn sàng, xung phong đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn vẫn gắn chặt với cuộc đời của TNXP toàn tỉnh. Đúng như lời Bác dạy: “Có ba trường học lớn là bộ đội, TNXP và cải cách giảm tô. Ai được rèn luyện trong trường học này sẽ trưởng thành, phục vụ tốt cho đất nước”. Hòa Bình lập lại, TNXP của tỉnh lại có mặt ở tất cả các mặt trận lao động sản xuất. Từ các công trường, nhà máy, xí nghiệp đến các nông – lâm trường, nơi đâu cũng thấm đượm hồ môi, công sức của TNXP. Có không ít đồng chí đã trưởng thành đảm nhận những chức vụ chủ chốt ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

 

Hôm nay, khi tuổi cao, sức khỏe giảm sút, hàng nghìn TNXP lại được tụ hợp trong mái nhà chung của Hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đó là: Tập hợp TNXP phát huy truyền thống, làm nhân chứng lịch sử để Nhà nước giải quyết chế độ chính sách cho anh em. Từ chức năng đó, Hội đã phát động sâu rộng trong hội viên phong trào “Nghĩa tình đồng đội”, “Thanh niên xung phong vượt khó vươn lên nêu gương sáng trong cuộc sống phục vụ sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước” và phong trào “Lúc trẻ xông pha, về già mẫu mực”. Theo đó, sau 5 năm thành lập, Hội Cựu TNXP tỉnh đã nỗ lực tham gia giải quyết chế độ chính sách cho 2.024 đồng chí. Các cấp Hội như mái ấm gia đình tập hợp các thế hệ TNXP cùng nhau đùm bọc, sẻ chia, chăm sóc nhau lúc ốm đau, hoạn nạn, cùng chăm lo việc hiếu hỷ, đóng góp quỹ giúp đỡ nhau xây dựng, sửa chữa nhà cửa, tặng quà, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, cùng chung tay góp sức xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Các cấp Hội đã quyên góp tặng 5 nhà tình nghĩa, sửa chữa 32 nhà ở, tặng 95 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời tặng 60 chăn ấm, 200 bộ quần áo, thăm hỏi 2.435 lượt hội viên ốm đau, tổ chức mừng thọ cho 640 người.

 

Đặc biệt, toàn tỉnh có rất nhiều TNXP đã không ngừng vượt khó vươn lên, khai hoang, phục hóa phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VAC, RVAC cũng như mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề CN – TTCN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho gia đình và con em  cựu TNXP. Hội viên TNXP cũng luôn phát huy tính tích cực, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

 

Từ các phong trào thi đua yêu nước trong cựu TNXP và hoạt động của tổ chức Hội đã có sức lan tỏa rộng khắp, trở thành động lực thúc đẩy, cổ vũ, động viên TNXP phát huy truyền thống anh hùng, phẩm chất cách mạng, tạo sức mạnh mới để vượt qua khó khăn, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước.

 

                                                                                Hoàng Nga  

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục