Lê Văn Minh phải nhận mức án tử hình cho hành vi phạm tội của mình.

Lê Văn Minh phải nhận mức án tử hình cho hành vi phạm tội của mình.

(HBĐT) - Nếu không có phiên tòa xét xử Lê Văn Minh (tức Minh “Trò”) - hung thủ giết ông Phạm Đức Hậu là Phó Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Mai Châu thì có lẽ trong mắt của hàng nghìn người dân, Minh vẫn là một người hiền lành, sống có trách nhiệm với gia đình. Tuy nhiên, khi xem hồ sơ của Lê Văn Minh mọi người mới giật mình, bởi Minh có một quá khứ không giống như bề ngoài vẫn thường thấy.

 

Từng đi tù về tội trộm cắp

 

Sinh ra trong một gia đình nề nếp, có 6 chị em, Lê Văn Minh là con thứ, cũng là con trai duy nhất. Thế nên, mọi yêu thương, chiều chuộng của cha mẹ, chị em trong gia đình đều dồn hết cho cậu con “độc đinh”. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tất cả các chị em nhà Minh đều được đi học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Ngày còn đi học, ông Hậu học trên Minh 2 lớp nhưng họ vẫn là những người bạn chơi thân với nhau. Rồi cả hai cùng theo học lên cao và trở về công tác tại ngành Ngân hàng huyện Mai Châu từ đầu những năm 1980. Tình bạn thân thiết đó, vẫn luôn được  duy trì suốt những năm tháng khốn khó cho đến tận thời điểm Minh xuống tay sát hại rồi đẩy xe ôtô cùng xác ông Hậu xuống vực sâu trên dốc Thung Khe thuộc địa phận xóm Bưởi, xã Phú Cường (Tân Lạc) đêm 13/4/2013.

 

Do được nuông chiều từ thủa bé nên Minh “Trò” luôn là một đứa trẻ ngỗ ngược, cục cằn và hành xử với những người khác theo thói côn đồ hung hãn. Theo trí nhớ của những người từng lớn lên với Minh thì: thấy ai có đôi dép mới, quần áo đẹp, hay đồ chơi hơn mình, Minh đều ghen tức và gây gổ đánh nhau. Bản tính cục cằn, côn đồ, hung hãn đó đã ngấm vào máu, trở thành bản chất ẩn giấu trong con người có một vẻ bề ngoài hiền lành, ít nói. Theo một người hàng xóm của Minh: nhìn vẻ ngoài hiền lành, ít nói vậy thôi nhưng Minh là một người hay có cách hành xử với người khác theo thói côn đồ, như có lần Minh thẳng tay đánh cậu em vợ một trận thừa sống thiếu chết vì tội... uống rượu say nhìn ngứa mắt, có lần Minh còn bắt cả người nợ tiền đến hạn chưa trả, đánh đập rồi bắt người nhà khi nào mang tiền đến trả thì mới thả cho về. Còn chuyện Minh đá đít, bợp tai, chửi bới công nhân làm thuê cho mình là chuyện xảy ra như cơm bữa. Đó là những chuyện xảy ra trong cuộc sống thường ngày, ít người để ý nên cũng chẳng mấy ai biết.

Tuy thế, tại phiên tòa xét xử Lê Văn Minh ngày 30/12/2013 vừa qua thêm một lần nữa hàng nghìn người dân đã ngỡ ngàng khi vị đại diện Viện  KSND tỉnh công bố lý lịch bị can với vết nhơ trong quá khứ của bị cáo nguyên là đại biểu HĐND thị trấn Mai Châu (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Đó là vào năm 1987 khi còn là cán bộ Ngân hàng huyện, Minh đã đột nhập vào Hội trường UBND huyện Mai Châu lấy trộm quạt trần bán lấy tiền tiêu xài. Vụ trộm quạt của Minh đã được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ. Vụ này, Lê Văn Minh đã bị TAND huyện Mai Châu xử phạt 6 tháng tù. Sau khi ra tù năm 1988, Minh xin nghỉ việc ở Ngân hàng ở nhà làm thợ sửa chữa xe máy, thợ sắt, nhôm kính. Cho đến năm 2006, Minh mở Công ty TNHH xây dựng Văn Minh và làm Giám đốc.    

   

Bị sỉ nhục vì không tìm được... gái (?!)

 

Ngay sau khi vụ án giết ông Phạm Đức Hậu, tạo hiện trường giả được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ. Tại cơ quan CSĐT và tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 30/12/2013, Lê Văn Minh đều khai: ông Phạm Đức Hậu, phó Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT huyện Mai Châu và Minh có mối quan hệ bạn bè thân thiết. Ông Hậu thường xuyên tạo điều kiện giúp Minh vay vốn Ngân hàng để làm ăn. Do có mối quan hệ thân thiết như vậy, nên ngày 11/4/2013, ông Hậu có gọi điện nhờ Minh tìm hộ một bạn gái để tâm sự. Vì muốn giữ mối quan hệ nên Minh đã nhận lời. Tuy vậy, đến ngày 13/4/2013 khi ông Hậu gọi điện cho Minh hỏi về chuyện tìm hộ bạn gái, Minh đã hẹn ông Hậu ra khu vực bãi rác thuộc địa phận xã Tòng Đậu. Ở đây, sau khi gọi điện cho một số người để rủ đi chơi nhưng không được, giữa Minh và ông Hậu đã xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau. Bực tức vì bị ông Hậu dọa sẽ cắt đứt quan hệ, không duyệt cho vay vốn nữa, Minh đã dùng ống tuýp sắt vụt 2 nhát vào đầu, làm  ông Hậu tử vong. Sau đó, Minh đã đẩy xe ôtô và xác ông Hậu xuống vực, nhằm tạo hiện trường giả là một vụ TNGT, che giấu hành vi phạm tội. Theo Luật sư Đan Tiếp Phúc, người được chỉ định bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa xét xử, được biết trong quá trình tiếp xúc với Lê Văn Minh tại trại tạm giam Công an tỉnh có hỏi Minh tại sao lại dùng tuýp sắt đánh ông Hậu, Minh có tâm sự là: nghĩ thấy nhục. Vì mình là Giám đốc một Công ty, đã có quan hệ thân thiết nhiều năm với ông Hậu, nhưng cũng chỉ vì không tìm được bạn gái cho ông Hậu mà đến nỗi bị sỉ nhục, dọa cắt quan hệ làm ăn. Do vậy đã không làm chủ được bản thân lấy tuýp sắt định đánh cảnh cáo cho bõ tức nhưng không ngờ lại đánh chết ông Hậu...

 

Mức án cao nhất cho kẻ thủ ác

 

Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, dù có tới hàng nghìn người dân tham dự nhưng hầu như chẳng có lấy một sự thương cảm đối với bị cáo. Ai cũng cho rằng mức án cao nhất là tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Ngay cả bà Nguyễn Thị Là - vợ của bị cáo dù cho nhiều lần chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi: có yêu cầu gì đối với việc xử phạt hành vi phạm tội của bị cáo? Bà Là cũng chỉ dửng dưng trả lời: Việc của bị cáo làm, bị cáo phải chịu trách nhiệm. Xin HĐXX xử phạt bị cáo đúng theo quy định của pháp luật.

 

Những lời nói sau cùng, sự ăn năn, hối hận đã muộn màng của kẻ thủ ác không làm nguôi đi sự giận dữ của gia đình bị hại. Chỉ đến khi bản án tử hình được tuyên thì họ mới tạm nguôi nỗi uất ức trong tiếng vỗ tay thỏa mãn của hàng nghìn người tham dự phiên tòa. Trong tiếng vỗ tay râm ran không dứt, chỉ lặng đi tiếng khóc của người mẹ già năm nay đã gần bước sang tuổi 80 dõi theo chiếc xe bít bùng mang đứa con tội lỗi rời khỏi thị trấn Mai Châu trong màn sương mù.

                                                                                              

 

                                                                                Mạnh Hùng

 

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục