(HBĐT) - Xuân nói: - ở đây có một ông xem tay hay lắm cậu ạ. - Thôi, bỏ cái kiểu mê tín ấy đi - Thuận trả lời. - Sao lại mê tín? Đây là khoa học chứ. Cậu có công nhận thầy thuốc họ chỉ cần xem lưỡi bệnh nhân là có thể đoàn được bệnh không?

- ừ thì cứ cho là khoa học đi nhưng người làm khoa học cũng có người giỏi, người lơ mơ chứ. 

- ông này thì không thể nói là lơ mơ được. Cậu cứ xem thử thôi mà. Lần trước, đã lâu lắm ông ấy bảo mình sẽ có 5 đứa con, nay đến kiểm tra xem sao. Cứ vào đây.

ông thầy xem tay nói về mọi mặt tinh thông lắm. Khi nói về đường con cái, ông ta bảo anh Xuân 5, anh Thuận 6 đứa con. Khi ra về, Xuân bảo:

 

-Cậu thấy tuyệt không, lần này ông ấy cũng bảo mình có 5 đứa con đấy thôi. Thích lắm.

 

Thuận nói:

 - 6 với 5 mà làm gì, đẻ ít còn giáo dục được chứ đẻ nhiều giáo dục không xuể, có đứa hư lại khổ. Mình có nhiều lắm cũng chỉ 2 đứa thôi.

 Tốt nghiệp cấp III, Thuận vào đại học, còn Xuân thì trượt. Xuân nghĩ, mình có cái vạch cắt giữa đường học ở bàn tay trái bên không đỗ là đúng rồi. Sau này Thuận nó làm quan thì mình làm giàu, lo gì. Xuân tự an ủi rồi đi học nghề mộc. Xuân quyết tâm học cái nghề có tiền đồ này thật giỏi để dựng cơ nghiệp. Hai người bạn từ đó không có điều kiện gần gũi nhau nữa. Bỗng một lần, Xuân phát hiện ra Thuận đi trên đường phố. Xuân reo lên như gặp người yêu không bằng, cả hai đều mừng quýnh, đầu đã điểm sương mà họ cứ như sống lại thời thơ trẻ. Kéo nhau vào quán giải khát. Xuân nói giờ mình làm lái xe, công nhân nhà nước, có hai đứa chống gậy và hai cô con gái rượu rồi. Nhưng để lần thứ tư thì bà xã mình xuýt chết vì phải cắt dạ con. Thuận cười vỗ vai bạn:

 - Vậy là ông bói đoán sai rồi.

 Xuân cãi:

 - Chưa chi đã bảo sai. Nhỡ mình nhờ một cô khác đẻ hộ thì sao.

 Nói rồi, Xuân cười ha hả.

 - Còn đằng ấy thế nào?

 Khi biết Thuận có hai con, một trai, một gái và vợ làm bác sĩ, Thuận mới chuyển từ vùng cao về được ở chung với vợ cùng thành phố với mình, Xuân mừng lắm nhưng khi đến nhà Thuận, Xuân ngạc nhiên nói: 

- Trời ơi! Bác sĩ, kỹ sư mà ở thế   này ư?

 - Hoàn cảnh chung chứ chả riêng nhà mình.

 Xuân hỏi ở gác ba nhà tập thể ổ chuột thế này thì phơi phóng ở đâu.

 Thuận chỉ ra cái cửa sổ có cái dây, cái que chống đưa ra ngoài trời. Xuân lại hỏi chỗ để xe đạp, Thuận bảo gửi xe tháng ở gác một. Xuân lắc đầu quầy quậy, ngẫm nghĩ một lát, Xuân đề nghị:

 - Hay cậu về chỗ mình ở, mình còn hai gian nhà để không.

 Thấy Thuận lắc đầu, Xuân nói:

 - Để cậu khỏi ngại ngùng thì coi như mình đã bán cho cậu.

 Xuân nói, tay rút tờ giấy trắng viết: “Tôi đã bán hai gian nhà số 20B, phố Xuân Xanh cùng chiếc sân sau cho ông Thuận và đã lấy đủ tiền” rồi ký đánh “roẹt” tên mình, xong đưa cho Thuận.

Thuận hơi sững người rồi mỉm cười và cảm động, tay gập tờ giấy ngay ngắn rồi bỏ vào túi ngực của Xuân rói rằng không phải giấy má gì đâu. Mình chỉ hỏi cậu, cậu có 4 đứa con, chúng ở đâu. Xuân nói chúng ở riêng, nhà cửa có hết rồi, chỉ còn đứa bé nhất ở với vợ chồng mình thôi.

 - Vậy cậu để mình suy nghĩ ít bữa đã nhé - Thuận nói.

Từ khi Thuận về ở nhờ nhà Xuân, hai gia đình vui như tết, nhưng về vật chất thì khác nhau xa. ở bên nhà Xuân khi thì một thằng con mang  đến biếu hàng két bia, khi thì đứa mang về cho hàng xe ôtô củi, chăn đệm đầy ắp, còn thực phẩm thì khỏi phải bàn. Có lần Xuân nói: “Cậu thấy nhiều con cũng hay đấy chứ, chúng nó mang về là của trời cho ấy mà”. Có lần Xuân rủ “Sang nhậu với mình đi, chúng mình là bạn bè, đừng có ngại”.

 - Nhưng mình không uống được nhiều, cậu thông cảm cho mình. 

Thuận từ chối nhiều lần nhưng rất khéo léo nên Xuân cũng không rủ nữa. Chỉ những đêm trăng, hai người bạn thường hay ngồi thưởng ngoạn bầu trời, chuyện trò tâm đắc. Cái vốn văn chương tú tài toàn phần của Xuân và Thuận không phải bỗng chốc mà quên được. Nhiều khi nó vẫn bừng lên cùng với những đám mây lang thang. ít lâu sau, Thuận được cơ quan cấp cho một suất đất, anh làm nhà và về đấy ở. Còn Xuân nghỉ mất sức vì một tai nạn xe cộ. Nhiều lần Thuận đến vẫn thấy nhà Xuân cửa khóa kín, gọi không ai thưa. Tuy ở cùng một thành phố nhưng từ nhà Thuận đến nhà Xuân cũng phải 7-8 km. Thuận lại có trọng trách trong cơ quan, lại học cao nên bận nhưng vẫn có hỏi thăm tin Xuân. Thời gian cứ vùn vụt đi qua, lâu lắm Xuân mới đến nhà Thuận. Nhìn bạn đến 5 giây, Thuận mới nhận ra, vội nắm lấy tay Xuân:  

- Trời! ông Xuân, mời ông vào đây, sao ông đi lâu thế! Sao ông già nhanh thế?

 Nhìn căn nhà sang trọng, rộng rãi, đủ tiện nghi mà vẫn có nét dáng giản dị của Thuận, Xuân thở dài:

 - “Từ khi tôi nghỉ một cục, hết đứa con nọ lôi, con kia kéo, đi làm đại sứ lưu động cho chúng mà - hết Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Tây đủ cả. Chúng nó tranh nhau kéo tôi về coi cửa, coi con cho chúng. Nhưng bây giờ theo cơ chế mới, cần phải tinh nhạy… nhưng học ít, đầu óc chúng tối như đêm cuối tháng âm lịch nên xơ xác cả rồi, của chạy hết, tôi thành vô dụng”. Đứa nào cũng đuổi khéo “ông về với bà, chả bà ở nhà một mình ông ạ”. Khi về đến nhà, bà vợ chả biết vay ngân hàng thế nào không trả được nên mất nhà rồi, giờ ở cái quán. Hôm nay mụ chửi rồi đẩy tôi ra đường. - Nói rồi, ông Xuân rơm rớm nước mắt.

ông Thuận nói:

 - Vậy thì ông ở đây với tôi.

 - Thật không?

 - Sao lại không? Có ông thì thằng con tôi không phải cứ nhất nhất tối nào cũng phải về ngủ với bố.

- Giờ nó ở đâu, làm gì?

 - Nó ở cách đây 10 km, làm giám đốc.

 - Oách nhỉ? Con nhà nòi có khác. Vậy bà xã nhà ông đâu?

 - Vừa nghỉ hưu, đi làm đại sứ cố định ở chỗ con gái.

 Hai người cùng bật ra tiếng cười. Thế rồi ông Xuân đăm chiêu suy nghĩ và nói:

 - Nhưng tôi ở đây sao được, còn già, còn chết chứ.  

- ô hay! Thì lúc nào ông muốn về chả được, nhà ông đấy thôi.

 - ông nói vậy là thế nào hả ông tiến sĩ?

 - Chả là thế này. Tôi biết thế nào ông cũng về. Khi xem tivi họ thông báo nên tôi mới biết và vội đến chuộc cái nhà để làm quà biếu ông đấy. - ông Thuận mở cánh cửa tủ, loay hoay một lúc rồi quay ra:?“Đây! Vẫn cái bìa cũ của ông đây”. ông Xuân đưa hai tay run rẩy đỡ tờ giấy và khóc.

 

 

                                                       Nguyễn Hữu Văn

                                  (Phố 14, phường Vân Giang, T.P Ninh Thuận)

 

Các tin khác


Đom đóm và hoa gạo

Tản văn của Đức Dũng


Chuyện của nắng mưa

Nắng sớm, mưa chiều là câu cửa miệng của cư dân miền nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nói rộng ra là thế, còn nhìn gần, hình như nó giống với câu chuyện của một ngày mùa hạ. Đầu ngày là nắng đổ gay gắt và cuối ngày đong đầy những giọt mưa.

Bước đi từ hoa cỏ

Mùa Xuân bao giờ cũng cho tôi một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Tôi đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm, cằn cỗi hôm nào bỗng hào hứng bằng muôn thứ hoa cỏ lạ. Hóa ra, mình đã trách nhầm những cơn gió mùa, trách nhầm mưa phùn giá rét vì trong sự u ám, rét mướt đó đã có bao hạt mầm tha hương đến đây. Những hoang dại không tên làm nên lối đi đầy xúc cảm.

Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục